Nhiều anh em khi mua cá về thường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà bỏ qua bước dưỡng cá mới mua từ tiệm về. Kết quả, hầu hết là không vấn đề gì, nhưng đôi khi có 1 số con "ra đi". Tệ hơn, một số trường hợp lây bệnh ra cả bể cá cũ đang nuôi ổn định. Qua chia sẻ, một số anh em cho rằng, do HÊN - XUI thôi.
Với tôi, qua trải nghiệm thực tế thấy rằng, việc mua cá mới từ tiệm về và một số con cá trong số đó "ra đi" không phải là do hên - xui. Nó có nguyên nhân và kết quả của nó. Phân tích thì dài dòng, vậy xin đi thẳng vào vấn đề dưỡng cá làm sao để hạn chế tối đa cái sự "ra đi" của những thiên thần bé bỏng này.
Cá mới ở tiệm về đều chung đặc điểm là YẾU do vận chuyển, do thay đổi môi trường nước, thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng... Cũng trong quá trình vận chuyển, cá yếu nên dễ mắc một số mầm bệnh. Hầu hết sau khi ổn định cá sẽ khỏe mạnh, một số ít sẽ chết vì 2 nguyên nhân: (1) Bệnh tật (2) Môi trường (bao gồm thay đổi tính chất vật lý của nước như chênh lệch PH (rất quan trọng), chênh lệch nhiệt độ...)
Đáng tiếc là trong "số ít" những em "ra đi" lại rơi vào những con cá ưng ý mà ta đã chọn. Vậy tốt nhất ta nên tìm cách giữ nó lại, đừng để nó "ra đi" bằng cách DƯỠNG CÁ.
Ngay sau khi đọc xong bài này thì ta nên "thủ sẵn" 1 cái thùng xốp (lý tưởng nhất) hoặc xô, chậu, bể kính... giành riêng ra để dưỡng cá(mà dùng để chữa cá bệnh, tách đàn cá cũng tốt). Tối thiểu 10 lít nước nhé, càng to càng rộng càng ngon ! Nếu nhà có ban công, sân thượng mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì ta đổ luôn nước máy vào mà ngâm cho nó lên rêu xanh, khi cần ta thay nước mới vào và thả cá được ngay.
1) - Dành cho dưỡng cá "khỏe mạnh" - tức là theo cảm quan ta thấy cá khỏe mạnh thì áp dụng phương pháp (1) này:
- Trước khi thả cá vào dưỡng ta nhỏ thuốc hiệu Bensol (10k/1 lọ dùng bét nhè), liều lượng 1 giọt/ 5 lít nước. Tác dụng: diệt ký sinh trùng và phòng ngừa nấm, chống nhiễm trùng. Bensol cực kỳ hiệu quả đối với trùng mỏ neo, trùng bánh xe, rận nước... lại không ảnh hưởng sức khỏe cá nên các bạn cứ yên tâm dùng. Dùng đúng liều lượng chỉ dẫn cá chỉ có khỏe lên mà thôi.
+ Ngày 1: Thả cá vào bể dưỡng có Bensol, ngày đầu cho nhịn ăn
+ Ngày 2: cho ăn rất ít, có thể thay nước hoặc để nguyên nếu nước vẫn sạch, bổ sung tiếp liều lượng Bensol như ngày 1 (không sợ quá liều nhé, dù thay nước hay không thay nước vẫn nhỏ đủ 1giọt/5 lít).
+ Ngày 3: Lặp lại giống ngày 2, tốt nhất nên thay nước từ 30 đến 80% nước cũ (tùy tình hình mà quyết).
+ Ngày 4: Nếu cá ăn khỏe, vây kỳ căng, cá sung thì xem như ok, có thể thả cá vào bể chính hoặc tiếp tục cách ly sau 1 tuần nhập bể chính.
+ Những ngày tiếp thep không phải thêm thuốc, nhớ thay nước đều, cho ăn đều (đừng no quá).
- Trường hợp thả cá vào dưỡng nhưng trong Ngày 1 hoặc sau đó phát hiện cá bệnh, cá yếu, lờ đờ bỏ ăn nằm đáy thì áp dụng phương pháp (3), - chờ nhé, giờ trình bày phương pháp (2) trước đã.
2) - Dành cho cá "YẾU và BỆNH" - tức là theo cảm quan ta thấy con cá mua về đang yếu hoặc có dấu hiệu bệnh thì áp dụng phương pháp (2) này:
- Tỷ lệ Bensol như (1) + 1 viên Tetra/ 15 lít nước
- Bắt buộc phải có sủi
- PHẢI THAY NƯỚC HÀNG NGÀY, từ 50 đến 90% nước cũ, thay nước xong thì cho thuốc như đã nói (bensol + tetra).
- Nếu cá khỏe và ăn uống tốt bơi lội tung tăng thì ta giảm dần thuốc, thay nước đều đặn, sau 7 ngày nhập bể chính.
- Nếu cá yếu dần hoặc phát bệnh ta bỏ qua các bước để áp dụng bài (3) dưới đây.
3) - Nếu thấy cá có biểu hiện bệnh khi đang áp dụng (1) hoặc (2) hoặc mua về thấy cá bệnh ngay thì ta theo phương án (3):
+ Hòa thuốc tím vào 1 cái chậu khác tối thiểu 5 đến 10 lít nước, làm sao cá bơi lội được mà không thiếu ô xy. Pha thuốc tím thành dung dịch đậm đặc sau đó nhỏ từ từ vào chậu này khuấy đều sao cho nước có màu như nước chè xanh là được.
+ Bắt cá bệnh ra ngâm vào đó từ 30 đến 60 phút (tùy thể trạng cá), nhớ sủi khí.+ Sau khi ngâm tím xong thì chuyển cá về bể dưỡng được chuẩn bị như phương án (2)
+ Tiếp tục phác đồ như thế cho đến khi cá khỏe hơn thì thôi thuốc tím mà duy trì như phương án (2).
Chú ý khi dùng sử dụng thuốc tím: Có một số luồng quan điểm sử dụng thuốc tím xanhmetylen sẽ gây suy thận cho cá. Cá nhân tôi lâu rồi tôi không dùng Xanhmetylen nữa.
Chú ý khi dùng sử dụng thuốc tím: Có một số luồng quan điểm sử dụng thuốc tím xanhmetylen sẽ gây suy thận cho cá. Cá nhân tôi lâu rồi tôi không dùng Xanhmetylen nữa.
4) - Mục (3) là cách điều trị chung chung, áp dụng cho cá mới về mà chưa bắt được bệnh. Nếu cá mới về nhiễm những bệnh rõ ràng như: Nấm mang, tiêu hóa, bong bóng, thối vây, thối đuôi, nấm mủ đầu, nấm trắng... thì ta nhờ bác Gu gồ chỉ luôn cách điều trị những loại bệnh này nhé, nhưng cách (2) và (3) cũng hiệu quả đối với một số bệnh như vừa liệt kê.
5) - Nói thêm về sủi khí và máy lọc: Cái này tùy điều kiện thực tế từng nhà nhưng tôi khẳng định luôn: dưỡng cá hay chữa bệnh cho cá mà có sủi khí và máy lọc ở bể bệnh viện là điều lý tưởng nhất. Đừng lo máy lọc mất thuốc vì ta bổ sung thuốc hàng ngày mà. Ngược lại máy lọc giúp lọc được phân cá và nhớt cá (cá bệnh cực nhiều nhớt) nên cá nhanh phục hồi hơn.
Các bước trên đây cốt chỉ để cá mới thích nghi tốt hơn, khỏe hơn và đặc biệt không lây bệnh cho cả bể (đặc biệt là cá mua ở cửa hàng hoặc chợ)
Chú ý nhiệt độ nước trước khi thả vào bể chính, Hãy cho nhiệt độ dần cân bằng để cá không bị sốc nước. NẾU LƯỜI QUÁ, CẢM THẤY CÁC BƯỚC TRÊN QUÁ PHỨC TẠP, ÍT NHẤT HÃY ĐỂ NGUYÊN CẢ TÚI CÁ VÀO BỂ CHÍNH ĐỂ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ ĐỘT NGỘT.
Các bước trên đây cốt chỉ để cá mới thích nghi tốt hơn, khỏe hơn và đặc biệt không lây bệnh cho cả bể (đặc biệt là cá mua ở cửa hàng hoặc chợ)
Chú ý nhiệt độ nước trước khi thả vào bể chính, Hãy cho nhiệt độ dần cân bằng để cá không bị sốc nước. NẾU LƯỜI QUÁ, CẢM THẤY CÁC BƯỚC TRÊN QUÁ PHỨC TẠP, ÍT NHẤT HÃY ĐỂ NGUYÊN CẢ TÚI CÁ VÀO BỂ CHÍNH ĐỂ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ ĐỘT NGỘT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét