Thêm một trải nghiệm chữa cá vàng bị chúi đầu do đường ruột:
Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn (chưa đầy 1 tháng) đã có 3 phản hồi thành công khi các bé cá vàng bị chúi đầu, ngửa bụng với phác đồ dùng cốm vi sinh (men tiêu hóa trẻ em dạng cốm) - LOẠI NÀO CŨNG ĐƯỢC, MIỄN LÀ CỐM VI SINH HỖ TRỢ TIÊU HÓA TRẺ EM.LƯU Ý: MEN TIÊU HÓA CHỈ CÓ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHỔNG ĐÍT MÀ NGUYÊN NHÂN BẮT NGUỒN TỪ HỆ TIÊU HÓA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC:
1) - Số Độc Đắc - Trần Đức với em lan thọ ngũ hoa chúi đầu kinh niên mỗi khi ngừng bơi. Một dạng bong bóng nhẹ và gần như không ảnh hưởng nhiều đến cá. Sau 3 lần dùng 3 gói cốm vi sinh như trong hình (đổ thẳng vào như cho cá ăn cám viên ấy. Các em xơi hết đến 90% cốm, còn lại 10% bị hòa tan vào nước thôi). Hiện em này khỏi 100%, bơi như chưa bao giờ được bơi, cũng chả còn thấy chúi nữa.
3) Mitto Boomee: "Thật là kì diệu. Con Lionchu bị chổng đít nhẹ, cứ đêm xuống tắt đèn là người nó dựng đứng cả lên. Chữa chạy hết 1 hộp men tiêu hóa mà chả có tác dụng gì. Nản nên chả chữa nữa, nhưng hôm kia được mách dùng loại cốm vi sinh, thể là hôm qua táng cho 1 gói, hnay thấy khỏi luôn
Bài thuốc dùng cốm tiêu hoá của trẻ em áp dụng với bong bóng nhẹ do tiêu hoá-anh trần đức.
=======================================================================
Bài thuốc dùng cốm tiêu hoá của trẻ em áp dụng với bong bóng nhẹ do tiêu hoá-anh trần đức.
=======================================================================
Hỏi:
Nhà mình có 1 bé ranchu bị bệnh bong bóng, cá mới bị vài tuần, thường hay chúi đầu, khi ăn no thì nổi lên mặt nước, thỉnh thoảng ngửa cả bụng. Vẫn ăn khỏe, ngửa 1 lúc lại bơi được bình thường. Có anh chị nào biết cách điều trị chỉ giùm em nha ?
Trả lời:
(Kinh nghiệm của nickname: xxrongnuixxx thành viên diendancacanh.com)
“Bạn cho cá ăn đậu xanh không vỏ luộc lên đi, nếu nó còn ăn được. Bây giờ bạn cho nó nhịn đói không cho ăn gì ngoài đậu xanh. Giờ không cứu thì đằng nào nó cũng die thui. Nhà mình có con hạc đỉnh hồng 3 ngón cũng bị như vậy và còn bị lũng đầu nữa mà nó ủ rũ tưởng như sắp chết, nhả nhớt tanh rình khi cầm trên tay. Mà nó còn ăn đc nên mình bỏ đói nó sau đó mình mua đậu xanh về cho nó ăn và sát thuốc tetra trực tiếp lên đầu (không để thuốc vô mang và mắt cá). Được có hơn 2 tuần là nó gần như bình thường lại rùi. Khi cho ăn đậu xanh nước sẽ có bọt giống đánh thuốc (tetracylin), khá là đục. Nó còn khỏe và còn ăn đc là khả năng cứu sống rất cao.
Nhớ bỏ tý tetra cho nó không bị nhiễm khuẩn nha (tại nước dơ – tetra dùng để dưỡng cá khỏe hơn, không bị nhiễm các bệnh khác trong thời gian này). Chỉ cho ăn đậu xanh thui đừng cho ăn thức ăn viên. Nhớ luộc gần nát đậu xanh cho nó dễ tiêu.
Mình cho nó ăn đậu xanh 2 ngày xong, bỏ đói 2 ngày. Ngày cho ăn 1 lần thui, ăn 1 lượng ít ít thui. Sau đó mình cho ăn lăng quăng hay bo bo để cá lấy lại sức tại vì đậu xanh chỉ là bột không có protein cá đói. Xong rùi lại cho ăn đậu xanh.
Bây giờ nó đã khỏe mạnh lại. Bạn có thể cho nó ăn tim bò cho nó lấy lại sức khỏe nhanh. Trị cá thì phải từ từ. Bạn nóng vội là nó die đó.
Ngâm tetra thì coi chừng cá không chết vì bong bóng mà chết vì tetra quá liều. Nên bỏ thật là ít thui, bằng 1/4 liều lượng chuẩn thui (nên pha 1 viên = 90 lít nước). Cá bạn yếu nên áp dụng liều này. Trị bệnh ngứa , rùng mình thì = 60 lít/1 viên. Tetra ngoài trị bệnh ra còn có tác dụng dưỡng cá rất tốt khi bị tuột nhớt.
Sau khi nó hết bệnh bong bóng bạn duy trì 1 tuần 1- 2 bữa đậu xanh nha. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mình chơi cá dĩa cũng 3 năm nên có chút kinh nghiệm trị bệnh chia sẻ. Chúc cá bạn mau khỏi bệnh !
p/s: đánh thuốc tetra 2 ngày , nghỉ 1 ngày sau đó tiếp tục như vậy . thay nước 60 % hằng ngày."
Hỏi:
Cá nhà em bị bong bóng nặng thường nổi lưng và bụng lên trên mặt nước. Khi bị trồi lên mặt nước chỗ da cá tiếp xúc với không khí hay bị nhiễm khuẩn, thối, cháy da... Cá rất nhanh chết vì khó vận động và bị cháy lưng/ bụng. Cho ăn đậu xanh cà nhuyễn cá vẫn chết sau một thời gian vì kiệt sức. Bác nào cứu được ca này không ?
Trả lời:
(Theo kinh nghiệm thực tế của Số Độc Đắc):
Thường khi cá vàng bị bệnh bong bóng nặng rất khó chữa. Tuy nhiên quan điểm của mình là còn nước còn tát. Riêng trường hợp cá bị bong bóng nặng, hay chổng đuôi, nổi lưng hoặc ngửa bụng lên mặt nước, nếu sức khỏe của cá vẫn tốt thì mình có cách sau để hạn chế việc cá nổi lên mặt nước, qua đó phục hồi sức khỏe của cá và kéo dài thời gian điều trị (cơ hội cứu được cao hơn).
Chuẩn bị:
- 1 bể dưỡng tối thiếu 30 lít nước (càng rộng, bề mặt càng thoáng càng tốt, tuy nhiên không cần to quá, dao động từ 30 đến 60 lít nước, sâu tối thiểu 25cm đến 35cm mực nước nhé). Không nhất thiết phải là bể kính, có thể tận dụng chậu nhựa, thùng nhựa, thùng xốp… miễn là đạt được yêu cầu như trên và có thể dùng được lâu dài.
- Bèo nhật, bèo hoa dâu và các loại tương tự: bèo to hơn mồm cá để cá không ăn hết bèo (chống chỉ định bèo tấm vì cá chén hết cả bèo, chén vào càng nổi mạnh). Chuẩn bị bèo đủ để rải kín tối thiểu ½ bề mặt nước của bể dưỡng nói trên, tối đa là chiếm toàn bộ diện tích mặt nước (không sợ cá chết ngạt đâu). Ngoài ra cần có dự phòng trong trường hợp cá ăn thì bổ sung thêm cho kín bề mặt cần rải bèo.
- 1 thanh tre, gỗ, nhôm hoặc nhựa… đủ để làm thanh chặn bèo không cho bèo tràn sang phần mặt nước chỉ định làm mặt thoáng lấy ô xy cho bể, đây cũng là nơi cho cá ăn, cá thở, đặt máy lọc…
- Bộ lọc nước (lọc thác, lọc treo, lọc + hộp lọc…) công suất tương đương thể tích bể à phải có để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá nhanh khỏi bệnh.
Điều trị:
- Sau khi đổ đủ nước đã được khử clo, rải đủ bèo kín 2/3 mặt bể, gắn bơm lọc hoạt động tốt ta tiến hành bắt cá sang bể dưỡng này. Bình thường cá sẽ bơi lội được tung tăng dưới lớp bèo. Vì hầu hết mặt bể đã phủ kín bèo nên khi bị nổi lên rễ bèo và thân bèo sẽ tự động cản việc nổi lên của cá. Nếu mệt cá nằm yên trong đám bèo nghỉ dưỡng sức. Khi khỏe hoặc cần nổi lên ngớp ô xy nó sẽ tự bơi đi một cách bình thường. Đây là cách “dìm” cá bị bong bóng luôn luôn ngập trong nước hoàn toàn tự nhiên, tự động, không cần phải cưỡng bức như cách dùng rỗ hay lưới (cá hay chết vì không ngoi lên mặt nước thở được).
- Chuẩn bị xong rồi thì ta áp dụng công thức điều trị như kinh nghiệm của bạn xxrongnuixxx đã nói ở trên. Vì có bèo, bể rộng, cho cá ăn ít, cá không bị nhiễm khuẩn vì thời gian phơi bụng trên mặt nước nên ta cân nhắc việc đánh thuốc hay không các bạn nhé.
- Bể có lọc, nước tốt, cá ăn ít, có bèo nên thời gian thay nước cũng có thể áp dụng hàng ngày (quá tốt) hoặc vài ba hôm đến 1 tuần 1 lần (nếu không đánh thuốc). Lượng nước thay ra không nên quá 50%. Việc rút nước ra và chêm nước vào nên làm nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm xáo trộn mạnh (hỏng bèo, ảnh hưởng cá).
- Khuyến cáo nên để bể dưỡng ở ban công, sân thượng (nơi có ánh sáng mặt trời). Vị trí có ánh nắng sẽ tốt cho bèo phát triển, kích thích rêu xanh phát triển và đặc biệt tốt cho cá, nhất là cá đang bị bong bóng.
Chúc bạn cứu được chú cá thân yêu của mình !
ranchu em bị chúi đầu chổng mông , ít khi bơi , bác nào biết cách trị chỉ em với
Trả lờiXóaranchu em bị chúi đầu chổng mông , ít khi bơi , bác nào biết cách trị chỉ em với
Trả lờiXóaOranda của e bị núp góc bơi ngang bác nào giúp e với
Trả lờiXóanhà em có con ranchu bị cháy ph vảy lưng và đuôi bị ố đen, mong các tiền bối chỉ bảo ạ
Trả lờiXóa