Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Thức ăn tự chế biến: tim bò -tham khảo


Tham khảo từ Hướng dẫn làm thức ăn tim bò cho cá dĩa
Thức ăn tim bò là 1 trong những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cá dĩa, đồng thời là nguồn thức ăn khoái khẩu của cá dĩa. Có nhiều cách chế biến thức ăn tim bò cho cá dĩa, sau đây TDCC xin giới thiệu đến các bạn 1 cách khá đơn giản và hiệu quả.

Cách chế biến tim bò làm thức ăn cá dĩa (Phương pháp thứ 1)
Tổng khối lượng thức ăn là 8.5 kg, bạn có thể gia giảm thành phần theo ý mình:

3.5 kg tim bò đã lọc sạch gân và mỡ.
1 kg gan bò đã lọc gân.
2 kg sò điệp (scallop)
1 kg tôm đông lạnh.

1/2 ly lecithin (chiết xuất từ lòng đỏ trứng hay đậu nành)
1 ly bột mì
100 g bột tảo spirulina
1 muỗng trà bột can-xi (khó kiếm nên thiếu cũng không sao!)
4 ly rau cải bó xôi non xay nhuyễn (tôi thích dùng cải bó xôi non vì lá rất mềm và ít cành; vả lại cây này chợ nào cũng bán)

Bước 1
Rửa sạch tim và gan bò rồi xay nhuyễn, sau đó cho thêm lecithin, bột lúa mạch và bột can-xi (calcium lactate) nếu có. Xay thêm lần nữa để trộn đều.

Bước 2
Trộn tôm, sò điệp với tảo spirulina rồi xay nhuyễn.

Bước 3
Bây giờ, trộn đều tim bò, hải sản và cải bó xôi với nhau.

Bước 4
Tôi sử dụng giấy silicon nhưng giấy bóng kiếng cũng tốt, cắt thành tấm vuông, đổ vài muỗng thức ăn vào chính giữa rồi gói lại. Lập lại quy trình này cho đến khi gói hết thức ăn. Đậy kỹ trong hộp nhựa, tôi thường ghi chú ngày làm để biết thức ăn được tiêu thụ trong bao lâu.

Bước 5
Bỏ tất cả vào ngăn đông lạnh. Khi cho cá ăn, tôi thích rã đông một chút (chuyển từ ngăn đá sang ngăn mát), khoảng 4 giờ trước khi cho cá ăn. Thức ăn vẫn còn khá đông nhưng dễ vỡ trong nước hơn.
Cá Cảnh
Tim bò cho cá dĩa

Cá Cảnh
Gan bò cho cá dĩa

Cá Cảnh
Bột can xi

Cá Cảnh
Bột mì

Cá Cảnh
Lecithin

Cá Cảnh
Cá Cảnh
Cá Cảnh
Cài bó xôi xay nhuyễn



Cá Cảnh
Tôm đông lạnh


Cá Cảnh

Cá Cảnh
Bột tảo spirulina

Cá Cảnh
Đóng gói thành phẩm




-------------------------------------------------------------------------------------

1.8 kg tim bò xay
450 g tôm biển
360 g cải bó xôi
240 g cà rốt
6 nhánh tỏi
1 muỗng bột ớt chuông (paprika)
60 g chất kết dính

Nếu bạn không muốn mua tim bò nguyên trái ngoài tiệm thì có thể mua tim bò xay về để chế biến. Tim bò xay sẵn giúp bạn tiết kiệm thời gian sơ chế.

1) Rã đông tim bò bằng cách để dưới vòi nước chảy
Cá Cảnh
2) Đun sôi 4 ly nước

3) Bỏ lá cải bó xôi vào
Cá Cảnh
4) Vớt cải để một bên, giữ lại nước cải

5) Rửa sạch và cạo vỏ 4 củ cà rốt. Xắt miếng. Đun sôi bằng nước luộc cũ
Cá Cảnh
Vớt cà rốt để một bên, giữ lại nước luộc, bạn sẽ sử dụng nó sau này
Cá Cảnh

6) Cho cà rốt và cải vào máy xay và xay đều
Cá Cảnh
7) Lột vỏ và rửa sạch tôm. Xay thật nhuyễn
Cho tôm và tim bò vào tô lớn.
Cá Cảnh
8) Cho thêm hỗn hợp cà rốt & cải xay nhuyễn... nhào thật kỹ bằng tay (trộn bằng tay đỡ phải thêm nước)

9) Thêm 1 muỗng ớt chuông và trộn bằng tay
Cá Cảnh

10) Giã nát 6 nhánh tỏi và tiếp tục trộn đều
11) Trộn thật đều bằng tay

12) Còn nhớ nước luộc rau? Sau khi đun thì còn khoảng 3 ly

13) Trộn đều 60 g chất kết dính cùng với hai ly nước trong một tô lớn. Từ từ đổ tất cả vào nồi nước luộc rau đang sôi.
Cá Cảnh
Để nguội, từ từ đổ dung dịch vào tim bò và trộn đều. Đặt tất cả vào tủ lạnh và đợi khoảng 3 giờ.
Cá Cảnh
Gói tim bò bằng giấy bóng kiếng… tỷ lệ tùy theo ý của bạn (tổng cộng có khoảng 2.7 kg thức ăn).
Cá Cảnh
Đặt tất cả vào NGĂN ĐÁ!
Cá Cảnh
Một khi tim bò đông lạnh thì bạn có thể đem cho cá ăn!

Cho ăn: rã đông khoảng 3 phút. Bẻ hoặc cắt từng mảnh để cho cá dĩa ăn

Lượng thức ăn này đủ nuôi khoảng 20 con cá dĩa trong cả năm… và luôn nhớ rằng… thức ăn và nguồn nước chất lượng đem lại SỨC KHỎE CHO CÁ DĨA!

Nguồn: Sưu tầm tổng hợp kiến thức kinh nghiệm nuôi cá dĩa ( Diễn đàn cá dĩa - Thiên Đường Cá Cảnh )http://thienduongcacanh.com/threads/huong-dan-lam-thuc-an-tim-bo-cho-ca-dia.907/

Thức ăn tự chế biến

Tôi yêu cá vàng tha thiết. Càng ngày càng yêu và nghiện. Tôi thích sự hiếu động của chúng. 
Tôi muốn tự tay chế biến những món ăn để các bé thay đổi khẩu vị hàng tuần.như chế biến thức ăn cho trẻ em ăn bột.
Nguyên lý chung: hiểu về vitamin và khoáng chất, hiểu về thức ăn kỵ nhau. Cách chế biến chung là tạo thành một hỗn hợp, kết hợp với bột đông sương ( nguyên liệu nấu thạch), xay nhuyễn và hấp cách thuỷ. Để lạnh ăn dần, thái nhỏ vừa miệng cá, ăn đến đâu thái đến đấy.  Đàn cá nhà tôi ăn một tuần/1 bát ăn cơm. Mỗi tuần một vị. Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 lần sáng và tối. Bữa trưa ăn nhẹ với rau xanh: xà lách, rau mùi, rau thơm, rau muống, rau cải( rau sống), hoặc rau muống luộc, rau cải nấu canh, suplo(chín-mềm). Nói chung là người ăn gì thì cho cá ăn đấy, phần rau xanh để cá không bị táo bón và bổ sung dinh dưỡng. Khẩu phần rau xanh nên chọn lá, hoặc rau mềm, hoặc rau đã chín, không cho cuộng và gân cứng, hoặc rau cứng ( bắp cải sống) cá không ăn được. Cho ăn 1-2 bữa /ngày hoặc nhiều bữa nhỏ như g hãy nhớ một điều: CHO CÁ ĂN NHIỀU VỚI MONG MUỐN CÁ BÉO LÀ GIẾT CÁ, MỆT MÌNH VÀ DƠ NƯỚC. HOẠ TỪ MIỆNG MÀ RA, BỆNH TỪ MIỆNG VÀO.
Thực đơn:
1. Bí đỏ, trứng gà, vitamin, tôm ( tươi hoặc khô), bột tôm công nghiệp, chất lên màu cá đĩa.
2. Bí đỏ, tỏi, tôm, chất lên màu, bột đậu xanh.
3. Thịt bò, tim bò, tỏi, vitamin, chất lên màu
4. Trứng gà, bột đậu nành hạt sen có bổ sung canxi ( gói sẵn), chất lên màu
5. Bột protein hàm lượng đạm cao, cá hồi, vitamin
...
Còn rất nhiều thực đơn, từ đơn giản đến phức tạp. Không đi chợ được thì xà xẻo của vợ của mẹ, trong tủ lạnh và trong nhà luôn có sẵn, không thứ nọ thì thứ khác. 
Giới thiệu sơ lược về nguyên liệu - phụ gia:

1. Bột đông sương (aga)- nguyên liệu làm thạch. Bản chất là để làm đông, không tan ra trong nước. Dễ mua, chợ nào dù lớn dù bé cũng bán.
2. Bột tôm công nghiệp: Bột vỏ tôm là phụ phế phẩm của ngành công nghiệp chế biến. Tôm bị loại ra trước đông lạnh hay sau quá trình chế biến được xử lý bằng cách phơi khô hay sấy. Trên thị trường hiên nay có một số loại bột tôm tùy thuộ vào loại vật liệu thô đươc sử dụng. Nó có thể chứa tôm hoặc các bộ phận của tôm chẳng hạn như đầu hoặc vỏ. bột tôm cũng có thể được làm từ tôm tươi. Trong bột tôm, một phần của protein thô là hình thức của kitin.
Đối với thủy sản: Bột tôm là thức ăn rất tốt cho cá do protein thô cao và khả năng tiêu hóa cao (84,29%) nó có tác dụng kích thích tăng trưởng cho cá.
3. Thuốc lên màu cho cá ( có chủ đề riêng)
4. Tim bò- thịt bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm. 
Thức ăn tim bò là 1 trong những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cá, đồng thời là nguồn thức ăn khoái khẩu của cá. Tim bò giúp cá dày mình. 
(Xem thêm tại chủ đề chế biến tim bò)
5. Vitamin, canxi, protein: tôi chọn loại tốt nhất dành cho người,  người cũng cần cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, hàng ngày huống hồ cá yêu. Lại xà xẻo của người thôi. Tôi ưa thích loại cô đặc, dùng cối thuốc nghiền mịn ra rồi trộn vào hỗn hợp.  
6. Tỏi: tỏi vẫn là bài thuốc tiên, trong cả đông y lẫn tây y, lẫn ẩm thực. Tăng sức đề kháng tự nhiên cho cá. Có thể dùng tỏi tươi hoặc Viên tỏi ( nhập khẩu). Chú ý một số thức ăn kỵ vơis tỏi.
7. Bí đỏ: rất giầu beta caroten, tiền tố vitamin A. 
8. Cá hồi. Dinh dưỡng, lên màu cơ. 

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Hệ tiêu hoá của cá vàng- ứng dụng

dịch bài từ link the-goldfish-digestive-system

Giới thiệu:
- Hệ thống tiêu hoá của cá vàng rất kỳ thú bởi vì nó không có dạ dày. Điều này có nghĩa là thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa nhanh hơn các loài động vật có dạ dày (dạ dày là nơi chứa thức ăn, giúp thức ăn xuống ruột từ từ). Điều này có nghĩa là ruột cá sẽ chia ra thành nhiều phần thực hiện những chức năng khác nhau trong đó có chức năng của dạ dày. Toàn bộ hệ thống tiêu hóa của cá vàng tương đối dài, thông thường là gấp đôi chiều dài cơ thể (McVay 1940), và được chia thành những phần có chức năng sinh lý khác nhau.




1) Miệng, hầu, thực quản:
- Thức ăn đầu tiên sẽ qua miệng cá. Con cá vàng mở miệng hút, thức ăn sẽ vào miệng cùng với nước. Nước được tống ra ngoài qua mang cá, còn thức ăn được giữ lại trong miệng. Thức ăn sau đó xuống hầu, vị trí phía sau miệng. Tại hầu có cơ quan vị giác, nằm dọc những chiếc răng (được gọi là răng hầu), răng sẽ nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ để sau đó trôi xuông ruột. Thông thường có 4 cái răng mỗi bên hầu, mỗi chiếc răng có 1 chiếc nhỏ dự bị nằm chờ bên dưới, những chiếc này phòng trường hợp những răng chính hư chúng sẽ mọc lên thay thế (MCVay 1940). Sau khi thức ăn được nhai bằng răng hầu, chúng sẽ trôi xuống đoạn thực quản rất ngắn và đi thẳng vào bóng ruột.



Hình ảnh răng cá vàng (răng-hầu)



2) Bóng ruột
- Ruột cá vàng có thể được chia thành 2 phần: bóng ruột (hay ruột giữa) và ruột đoạn đuôi (hay ruột đoạn cuối). Chức năng của đoạn bóng ruột là nơi tạm thời chứa thức ăn và hấp thu mỡ (lipid) khi thức ăn đi qua (Caceci 1984). Bóng ruột có khả năng co dãn để tạm thời chứa được thức ăn, dãn gấp 3 lần kích thước bình thường (McVay đo ngay sau khi cho cá ăn, 1940).

3) Ruột đoạn đuôi
- Ruột đoạn đuôi là phần cuối của hệ thống tiêu hóa của cá vàng. Đường kính của nó hẹp hơn bóng ruột, và nó không có khả năng co dãn giống như bóng ruột (McVay 1940). Chức năng của ruột đoạn đuôi là hấp thu protein của thức ăn (Caceci 1984).

Kết luận - ứng dụng
- Biết được thêm về hệ tiêu hóa của cá vàng có thể giúp cho người chơi chọn thức ăn thích hợp nhất cho chúng. Bởi vì thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa rất nhanh, cá vàng nên được cho những loại thức ăn dễ và nhanh hấp thu. Vì cá vàng không có dạ dày, nên chúng chỉ có thể chứa thức ăn trong 1 thời gian ngắn, với số lượng thức ăn có hạn, do đó cá vàng nên được cho ăn thành nhiều bữa nhỏ với số lượng thức ăn ít thay vì cho ăn 1 bữa/ ngày với số lượng thức ăn nhiều. Một bữa ăn/ ngày có thể gây nguy cơ quá tải hệ tiêu hóa và thức ăn sẽ làm tổn thương lên ruột của chúng.


Tài liệu tham khảo:
Caceci, T. 1984. Scanning electron microscopy of goldfish, carassius auratus, intestinal muscosa. Journal of Fish Biology. 25: 1-12

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Bệnh cá vàng - bệnh xù vẩy kèm theo phù nề - "sình" Bụng


Cá vàng bỏ ăn, lười vận động , nằm IM góc bể, thâm chí không buồn thở nói gì đến việc bơi lội tung tăng và bắt mồi. Đối với các dòng cá duôi và vây dài, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ vây kỳ, đuôi, vây bơi của cá rủ ủ rũ, không căng kỳ, không xòe đuôi. Kèm theo Bụng trương phềnh, béo ú một cách bất thường. Xù vẩy, đôi khi mất thăng bằng,   hơi chổng và khó khăn khi bơi, năng nề, khó lái, không linh hoạt.


 Nhìn kỹ gần gốc đuôi và trên  cơ thể cá có những nốt sạm đen bất thường.
 cá chụp để trên đèn bể giúp các bạn dễ nhìn thấy toàn bộ vẩy xù hết và cơ thể trở nên "béo tròn"

Nếu xem ký trên cơ thể cá có vài vết đen, hoặc tối sẫm màu.

Cá yếu, tuột nhớt và phân "không cười". 

CÁ yếu đi rất nhanh, một phần vì bỏ ăn, một phần sức đề kháng kém nên bị tấn công từ bên trong lẫn ngoài da, màu cá bợt đi rất nhanh.
Cá sẽ lên đường sau thơi gian tính bằng ngày (vài ngày thoi thóp).
Loạt hình ảnh trong bài là 1 trong 2 em của mình ra đi vì bị xù vẩy. Đây là em đầu tiên.
Đến ca thứ 2 liên tiếp, mình vẫn chưa cứu được.

(yếu tố thời tiết lúc 2 em bị bệnh và ra đi: Hà nội mùa đông, lạnh sâu dưới 17 độ, không sưởi. - Nói them về sưởi, từ trước đến nay mình nuôi cá vàng không dùng sưởi, cả đàn "lớn" vẫn khỏe mạnh, hiếu động, ăn khỏe, mình theo dõi qua mấy mùa đông lạnh khắc nghiệt của hà Nội mà đàn cá không sao. Tuy nhiên có thì chắc tốt hơn, cá khỏe hơn.)
Cả đàn đông vẫn khỏe mạnh và hiếu động nên mình tạm loại trừ yếu tố về nhiệt độ và ngộ độc thức ăn.






















Ở một bài khác mình sẽ nói về cách điều trị để giúp các anh em giảm thiệt hại và tổn thất bởi chính những con cá yêu nhât của mình.

Bài - Ảnh - cá do Vũ - Tất Thành cung cấp.

Bệnh cá vàng - ngộ độc thức ăn


Hiện tượng:
Chả hiểu sao từ hôm qua đến giờ mặt, mồm con này bị sưng húp và bầm tím cả lên. 

Mắt thì có vẻ lồi ra, vây bơi và vây bụng thì xuất hiện nhiều tia máu. Cao nhân xem giúp và chẩn đoán xem e nó bị bệnh gì với :(( 


"Như đã trình bày về tình trạng bệnh tật của e nó ở topic trước. E nó bị ngộ độc giun, gây nhiễm khuẩn bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề, vảy cá bị kênh lên dẫn đến tình trạng suy thận.


Chiều tối qua còn than vãn với 1 số ae vì bệnh càng ngày càng nặng, khó có thể qua khỏi. Tình trạng hôm qua của e nó là mặt mũi tím đen cả lại, vảy kênh lên khá nhiều (do ko có hy vọng lúc đó nên ko chụp ảnh để đối chiếu, nên dùng tạm cái ảnh khi đang bị nhẹ hơn mà đã trông ghê như thế)
Sau khi đã được  Nguyen Tuan Minh mách nước dùng Metronidazol nhưng tình trạng ko đỡ mà còn nặng thêm, nhưng vẫn hy vọng 1 công thức nào đó. Chiều qua chợt nghĩ đến Boganic thuốc nam mà hiệu quả khi đã bàn với Đặng Sơn Hải thì tối đến đành đánh liều vs số phận xem sao (còn bị cho là điên rồ vì nó là lợi gan, đâu liên quan đến thận, nhưng mục đích thuốc đó nó có thể giải độc :D).
Thật kỳ diệu, tối qua trước khi đi ngủ thay 50% nước và đánh Boganic (cũng không hy vọng mấy), thì 8h sáng hôm sau ngủ dậy thấy e nó bơi tung tăng và bầm tím đã tan đến 80%. Nét mặt đã hồng hào trở lại, bớt sưng khá nhiều, vảy ko còn kênh lên nữa 


------- Phương pháp điều trị -------

Bài thuốc và lượng nước gồm:

- 2 viên nén Boganic bao đường (công dụng ae có thể tham khảo trên web)
- 5 thìa muối đầy (hơi đậm đặc 1 chút)
- Khoảng 30 lít nước 
- Sủi oxy
- Chậu đỏ cho nó rực rỡ =))


Giã 2 viên thuốc Boganic rồi dùng tay bóp bóp cho nó vỡ vụn ra (thuốc nam ko đc mịn như thuốc tây), cho vào cốc nước khuấy đều lên, 1 phần tan hết, 1 phần ko tan hết. Không sao, cứ đổ thẳng vào chậu, phần ko tan e ý sẽ oánh chén để thuốc ngấm vào cơ thể nhiều hơn 

Còn lại là chờ đợi
P/S: Thật vui khi e nó đã khởi sắc trở lại nhanh đến thế, có thể coi đây là phương thuốc mới cho cá vàng không nhỉ 

, chúc ae có những e cá khỏe mạnh, ít bệnh nhất "



Cách điều trị: Mitto Boomee

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Bệnh cá vàng - bệnh thối vây

Bệnh cá vàng - bệnh tuột nhớt

Bệnh cá vàng - bệnh sình bụng - bong bóng



Thêm một trải nghiệm chữa cá vàng bị chúi đầu do đường ruột:
Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn (chưa đầy 1 tháng) đã có 3 phản hồi thành công khi các bé cá vàng bị chúi đầu, ngửa bụng với phác đồ dùng cốm vi sinh (men tiêu hóa trẻ em dạng cốm) - LOẠI NÀO CŨNG ĐƯỢC, MIỄN LÀ CỐM VI SINH HỖ TRỢ TIÊU HÓA TRẺ EM.LƯU Ý: MEN TIÊU HÓA CHỈ CÓ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHỔNG ĐÍT MÀ NGUYÊN NHÂN BẮT NGUỒN TỪ HỆ TIÊU HÓA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC:

1) - Số Độc Đắc - Trần Đức với em lan thọ ngũ hoa chúi đầu kinh niên mỗi khi ngừng bơi. Một dạng bong bóng nhẹ và gần như không ảnh hưởng nhiều đến cá. Sau 3 lần dùng 3 gói cốm vi sinh như trong hình (đổ thẳng vào như cho cá ăn cám viên ấy. Các em xơi hết đến 90% cốm, còn lại 10% bị hòa tan vào nước thôi). Hiện em này khỏi 100%, bơi như chưa bao giờ được bơi, cũng chả còn thấy chúi nữa.

3) Mitto Boomee: "Thật là kì diệu. Con Lionchu bị chổng đít nhẹ, cứ đêm xuống tắt đèn là người nó dựng đứng cả lên. Chữa chạy hết 1 hộp men tiêu hóa mà chả có tác dụng gì. Nản nên chả chữa nữa, nhưng hôm kia được mách dùng loại cốm vi sinh, thể là hôm qua táng cho 1 gói, hnay thấy khỏi luôn 
Bài thuốc dùng cốm tiêu hoá của trẻ em áp dụng với bong bóng nhẹ do tiêu hoá-anh trần đức.
=======================================================================


Hỏi:
Nhà mình có 1 bé ranchu bị bệnh bong bóng, cá mới bị vài tuần, thường hay chúi đầu, khi ăn no thì nổi lên mặt nước, thỉnh thoảng ngửa cả bụng. Vẫn ăn khỏe, ngửa 1 lúc lại bơi được bình thường. Có anh chị nào biết cách điều trị chỉ giùm em nha ?

Trả lời:
(Kinh nghiệm của nickname: xxrongnuixxx thành viên diendancacanh.com)


“Bạn cho cá ăn đậu xanh không vỏ luộc lên đi, nếu nó còn ăn được. Bây giờ bạn cho nó nhịn đói không cho ăn gì ngoài đậu xanh. Giờ không cứu thì đằng nào nó cũng die thui. Nhà mình có con hạc đỉnh hồng 3 ngón cũng bị như vậy và còn bị lũng đầu nữa mà nó ủ rũ tưởng như sắp chết, nhả nhớt tanh rình khi cầm trên tay. Mà nó còn ăn đc nên mình bỏ đói nó sau đó mình mua đậu xanh về cho nó ăn và sát thuốc tetra trực tiếp lên đầu (không để thuốc vô mang và mắt cá). Được có hơn 2 tuần là nó gần như bình thường lại rùi. Khi cho ăn đậu xanh nước sẽ có bọt giống đánh thuốc (tetracylin), khá là đục. Nó còn khỏe  và còn ăn đc là khả năng cứu sống rất cao.

Nhớ bỏ tý tetra cho nó không bị nhiễm khuẩn nha (tại nước dơ – tetra dùng để dưỡng cá khỏe hơn, không bị nhiễm các bệnh khác trong thời gian này). Chỉ cho ăn đậu xanh thui đừng cho ăn thức ăn viên. Nhớ luộc gần nát đậu xanh cho nó dễ tiêu.

Mình cho nó ăn đậu xanh 2 ngày xong, bỏ đói 2 ngày. Ngày cho ăn 1 lần thui, ăn 1 lượng ít ít thui. Sau đó mình cho ăn lăng quăng hay bo bo để cá lấy lại sức tại vì đậu xanh chỉ là bột không có protein cá đói. Xong rùi lại cho ăn đậu xanh.

Bây giờ nó đã khỏe mạnh lại. Bạn có thể cho nó ăn tim bò cho nó lấy lại sức khỏe nhanh. Trị cá thì phải từ từ. Bạn nóng vội là nó die đó.

Ngâm tetra thì coi chừng cá không chết vì bong bóng mà chết vì tetra quá liều. Nên bỏ thật là ít thui, bằng 1/4 liều lượng chuẩn thui (nên pha 1 viên = 90 lít nước). Cá bạn yếu nên áp dụng liều này. Trị bệnh ngứa , rùng mình thì = 60 lít/1 viên. Tetra ngoài trị bệnh ra còn có tác dụng dưỡng cá rất tốt khi bị tuột nhớt.

Sau khi nó hết bệnh bong bóng bạn duy trì 1 tuần 1- 2 bữa đậu xanh nha. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mình chơi cá dĩa cũng 3 năm nên có chút kinh nghiệm trị bệnh chia sẻ. Chúc cá bạn mau khỏi bệnh !

p/s: đánh thuốc tetra 2 ngày , nghỉ 1 ngày sau đó tiếp tục như vậy . thay nước 60 % hằng ngày."

Hỏi:
Cá nhà em bị bong bóng nặng thường nổi lưng và bụng lên trên mặt nước. Khi bị trồi lên mặt nước chỗ da cá tiếp xúc với không khí hay bị nhiễm khuẩn, thối, cháy da... Cá rất nhanh chết vì khó vận động và bị cháy lưng/ bụng. Cho ăn đậu xanh cà nhuyễn cá vẫn chết sau một thời gian vì kiệt sức. Bác nào cứu được ca này không ?

Trả lời:
(Theo kinh nghiệm thực tế của Số Độc Đắc):

Thường khi cá vàng bị bệnh bong bóng nặng rất khó chữa. Tuy nhiên quan điểm của mình là còn nước còn tát. Riêng trường hợp cá bị bong bóng nặng, hay chổng đuôi, nổi lưng hoặc ngửa bụng lên mặt nước, nếu sức khỏe của cá vẫn tốt thì mình có cách sau để hạn chế việc cá nổi lên mặt nước, qua đó phục hồi sức khỏe của cá và kéo dài thời gian điều trị (cơ hội cứu được cao hơn).

Chuẩn bị:
- 1 bể dưỡng tối thiếu 30 lít nước (càng rộng, bề mặt càng thoáng càng tốt, tuy nhiên không cần to quá, dao động từ 30 đến 60 lít nước, sâu tối thiểu 25cm đến 35cm mực nước nhé). Không nhất thiết phải là bể kính, có thể tận dụng chậu nhựa, thùng nhựa, thùng xốp… miễn là đạt được yêu cầu như trên và có thể dùng được lâu dài.

- Bèo nhật, bèo hoa dâu và các loại tương tự: bèo to hơn mồm cá để cá không ăn hết bèo (chống chỉ định bèo tấm vì cá chén hết cả bèo, chén vào càng nổi mạnh). Chuẩn bị bèo đủ để rải kín tối thiểu ½ bề mặt nước của bể dưỡng nói trên, tối đa là chiếm toàn bộ diện tích mặt nước (không sợ cá chết ngạt đâu). Ngoài ra cần có dự phòng trong trường hợp cá ăn thì bổ sung thêm cho kín bề mặt cần rải bèo.

- 1 thanh tre, gỗ, nhôm hoặc nhựa… đủ để làm thanh chặn bèo không cho bèo tràn sang phần mặt nước chỉ định làm mặt thoáng lấy ô xy cho bể, đây cũng là nơi cho cá ăn, cá thở, đặt máy lọc…

- Bộ lọc nước (lọc thác, lọc treo, lọc + hộp lọc…) công suất tương đương thể tích bể à phải có để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá nhanh khỏi bệnh.

Điều trị:
- Sau khi đổ đủ nước đã được khử clo, rải đủ bèo kín 2/3 mặt bể, gắn bơm lọc hoạt động tốt ta tiến hành bắt cá sang bể dưỡng này. Bình thường cá sẽ bơi lội được tung tăng dưới lớp bèo. Vì hầu hết mặt bể đã phủ kín bèo nên khi bị nổi lên rễ bèo và thân bèo sẽ tự động cản việc nổi lên của cá. Nếu mệt cá nằm yên trong đám bèo nghỉ dưỡng sức. Khi khỏe hoặc cần nổi lên ngớp ô xy nó sẽ tự bơi đi một cách bình thường. Đây là cách “dìm” cá bị bong bóng luôn luôn ngập trong nước hoàn toàn tự nhiên, tự động, không cần phải cưỡng bức như cách dùng rỗ hay lưới (cá hay chết vì không ngoi lên mặt nước thở được).

- Chuẩn bị xong rồi thì ta áp dụng công thức điều trị như kinh nghiệm của bạn xxrongnuixxx đã nói ở trên. Vì có bèo, bể rộng, cho cá ăn ít, cá không bị nhiễm khuẩn vì thời gian phơi bụng trên mặt nước nên ta cân nhắc việc đánh thuốc hay không các bạn nhé.

- Bể có lọc, nước tốt, cá ăn ít, có bèo nên thời gian thay nước cũng có thể áp dụng hàng ngày (quá tốt) hoặc vài ba hôm đến 1 tuần 1 lần (nếu không đánh thuốc). Lượng nước thay ra không nên quá 50%. Việc rút nước ra và chêm nước vào nên làm nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm xáo trộn mạnh (hỏng bèo, ảnh hưởng cá).

- Khuyến cáo nên để bể dưỡng ở ban công, sân thượng (nơi có ánh sáng mặt trời). Vị trí có ánh nắng sẽ tốt cho bèo phát triển, kích thích rêu xanh phát triển và đặc biệt tốt cho cá, nhất là cá đang bị bong bóng.

Chúc bạn cứu được chú cá thân yêu của mình !




Bệnh cá vàng - bệnh nấm - ký sinh trùng

ahttp://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/178424-C%C3%A1c-b%E1%BB%87nh-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-g%E1%BA%B7p-%E1%BB%9F-c%C3%A1-v%C3%A0ng-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n-c%C3%A1ch-x%E1%BB%AD-l%C3%BD


Bệnh cá vàng: bệnh đường ruột



Đối với cá vàng , bệnh bỏ ăn , lười bơi , nằm góc , đi phân trắng . . . còn nguy hiểm hơn cả nấm . Vì nếu bị nấm mà ko có biểu hiện đường ruột thì chữa rất dễ , có khi chữa 6 đến 12 tiếng đã khỏi .

Nhưng đường ruột sẽ khiến cá căng thẳng đau đớn mà ko kêu được , thở hồng hộc , tới khi suy yếu , nấm sẽ tấn công , khiến lở mình , lở mào , loét vây , thối vẩy . . . 


Trong lúc này mà ngâm kháng sinh nhiều ngày cá cũng ko khỏi . Giỏi lắm thì cá sẽ tạm khỏe lên , rồi lại bệnh nặng hơn . Nếu kiên trì ngâm muối + tetra + kháng sinh + Metilen thì cá sẽ suy thận mà chết . Nói cách khác , chúng ta đã chạy chữa theo biểu hiện bên ngoài của bệnh , chứ chưa chữa đúng bệnh .

Vì vậy , phải biết quan sát chuẩn xác thái độ của cá . Nếu đúng là bỏ ăn , ánh mắt đau đớn , nằm góc , đi phân trắng , hoặc mãi ko thấy ỉa thì hãy chơi luôn bài thuốc sau :
Metronidazon 250mg (6 viên cho bể 1m2) + 1/2 gói thuốc Relive cho La Hán và cá đĩa (Giá 25k 1 gói) . Mỗi ngày có thể thay hết nước , lặp lại liều mà ko sợ chết cá . 3 ngày sau là khỏi . Nếu bể bật sủi lọc trong vắt thì ko cần thay nước , lặp lại liều là xong .
Trong trường hợp muốn tiết kiệm thuốc thì rút nước thấp trên mình cá và giảm liều xuống . Còn thật ra nếu giàu thì ko cần rút nước , để cao tít cũng chẳng sao .
Sau 1 ngày cá sẽ đòi ăn trở lại , ko cho ăn . 3 ngày sau hãy cho ăn , cẩn thận thì 4 ngày .
Nên đánh thuốc trực tiếp trong bể để diệt những loại khuẩn gây bệnh đường ruột trong hộp lọc và bể luôn .
Sau 1 hoặc 2 tuần , nước trong bể ko cần thay đó sẽ phát triển vi sinh có lợi cho cá . Vi sinh mạnh đến nỗi có thể vinh viễn ko cần thay nước , vì nó ăn hết cả phân . Có thay chăng thì thay lớp bông lọc trên cùng . Cá vàng cũng ko cần sưởi . Nhiều khi chính sưởi làm cá vàng ra đi nhanh hơn .
Ghi chú :
Nếu chỉ dùng Metronidazon ko kết hợp Relive thì chẳng có tác dụng gì và ngược lại .
=============================
Nằm trên mặt là biểu hiện bắt đầu nặng , và thường là kèm theo đột tử . 
=============================
quan sát cá . Nếu mãi ko thấy ỉa , hoặc phân trắng thì làm ngay . Hơn nữa yêu cá quá , nghĩ rằng cho ăn nhiều để béo đẹp là giết cá đấy nhé !
Còn nếu ăn ị bình thường , là cho ăn ngon và no quá . Cá bị say . Nếu còn vẫn có thói quen cho ăn như vậy . Khi giảm ko cho ăn nhiều , cá cũng chết . Mà cho ăn no thì đột tử vì vỡ ruột .
==============================
Bể thường có con yếu con khỏe , khi em bắt bể kiêng ăn , thì con khỏe cũng phải kiêng theo . Cho con khỏe ăn trong lúc chữa , cũng là giết chính nó và các con còn yếu khác .
==============================

Nếu muốn cho ăn nhiều thì phải chia nhiều bữa , mỗi bữa 10 hạt , ăn hết , 30 phút sau lại cho . Cá nhanh béo những , làm như vậy bể có nguy cơ phát triển giun trắng .
==============================
Một con cá khỏe sẽ ỉa sau 2h ăn . Thâm chí nếu cho ăn liên tục , nó có thể ỉa liên tục .
===========================

Cá vàng sinh sản - ép đẻ - chăm sóc cá con

Xem các video để hiểu thêm về cách ép các vàng sinh sản
https://www.youtube.com/watch?v=Ueqx2Zy03D0
https://www.youtube.com/watch?v=Ueqx2Zy03D0



https://www.youtube.com/watch?v=I0b4HVrhybo
https://www.youtube.com/watch?v=I0b4HVrhybo

Cá mới về bể

Bài viết đang được cập nhật

Nhiều anh em khi mua cá về thường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà bỏ qua bước dưỡng cá mới mua từ tiệm về. Kết quả, hầu hết là không vấn đề gì, nhưng đôi khi có 1 số con "ra đi". Tệ hơn, một số trường hợp lây bệnh ra cả bể cá cũ đang nuôi ổn định. Qua chia sẻ, một số anh em cho rằng, do HÊN - XUI thôi.

Với tôi, qua trải nghiệm thực tế thấy rằng, việc mua cá mới từ tiệm về và một số con cá trong số đó "ra đi" không phải là do hên - xui. Nó có nguyên nhân và kết quả của nó. Phân tích thì dài dòng, vậy xin đi thẳng vào vấn đề dưỡng cá làm sao để hạn chế tối đa cái sự "ra đi" của những thiên thần bé bỏng này.

Cá mới ở tiệm về đều chung đặc điểm là YẾU do vận chuyển, do thay đổi môi trường nước, thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng... Cũng trong quá trình vận chuyển, cá yếu nên dễ mắc một số mầm bệnh. Hầu hết sau khi ổn định cá sẽ khỏe mạnh, một số ít sẽ chết vì 2 nguyên nhân: (1) Bệnh tật (2) Môi trường (bao gồm thay đổi tính chất vật lý của nước như chênh lệch PH (rất quan trọng), chênh lệch nhiệt độ...)

Đáng tiếc là trong "số ít" những em "ra đi" lại rơi vào những con cá ưng ý mà ta đã chọn. Vậy tốt nhất ta nên tìm cách giữ nó lại, đừng để nó "ra đi" bằng cách DƯỠNG CÁ.

Ngay sau khi đọc xong bài này thì ta nên "thủ sẵn" 1 cái thùng xốp (lý tưởng nhất) hoặc xô, chậu, bể kính... giành riêng ra để dưỡng cá(mà dùng để chữa cá bệnh, tách đàn cá cũng tốt). Tối thiểu 10 lít nước nhé, càng to càng rộng càng ngon ! Nếu nhà có ban công, sân thượng mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì ta đổ luôn nước máy vào mà ngâm cho nó lên rêu xanh, khi cần ta thay nước mới vào và thả cá được ngay.

1) - Dành cho dưỡng cá "khỏe mạnh" - tức là theo cảm quan ta thấy cá khỏe mạnh thì áp dụng phương pháp (1) này:

- Trước khi thả cá vào dưỡng ta nhỏ thuốc hiệu Bensol (10k/1 lọ dùng bét nhè), liều lượng 1 giọt/ 5 lít nước. Tác dụng: diệt ký sinh trùng và phòng ngừa nấm, chống nhiễm trùng. Bensol cực kỳ hiệu quả đối với trùng mỏ neo, trùng bánh xe, rận nước... lại không ảnh hưởng sức khỏe cá nên các bạn cứ yên tâm dùng. Dùng đúng liều lượng chỉ dẫn cá chỉ có khỏe lên mà thôi.

+ Ngày 1: Thả cá vào bể dưỡng có Bensol, ngày đầu cho nhịn ăn
+ Ngày 2: cho ăn rất ít, có thể thay nước hoặc để nguyên nếu nước vẫn sạch, bổ sung tiếp liều lượng Bensol như ngày 1 (không sợ quá liều nhé, dù thay nước hay không thay nước vẫn nhỏ đủ 1giọt/5 lít).
+ Ngày 3: Lặp lại giống ngày 2, tốt nhất nên thay nước từ 30 đến 80% nước cũ (tùy tình hình mà quyết).
+ Ngày 4: Nếu cá ăn khỏe, vây kỳ căng, cá sung thì xem như ok, có thể thả cá vào bể chính hoặc tiếp tục cách ly sau 1 tuần nhập bể chính. 
+ Những ngày tiếp thep không phải thêm thuốc, nhớ thay nước đều, cho ăn đều (đừng no quá).

- Trường hợp thả cá vào dưỡng nhưng trong Ngày 1 hoặc sau đó phát hiện cá bệnh, cá yếu, lờ đờ bỏ ăn nằm đáy thì áp dụng phương pháp (3), - chờ nhé, giờ trình bày phương pháp (2) trước đã.

2) - Dành cho cá "YẾU và BỆNH" - tức là theo cảm quan ta thấy con cá mua về đang yếu hoặc có dấu hiệu bệnh thì áp dụng phương pháp (2) này:

- Tỷ lệ Bensol như (1) + 1 viên Tetra/ 15 lít nước
- Bắt buộc phải có sủi
- PHẢI THAY NƯỚC HÀNG NGÀY, từ 50 đến 90% nước cũ, thay nước xong thì cho thuốc như đã nói (bensol + tetra). 
- Nếu cá khỏe và ăn uống tốt bơi lội tung tăng thì ta giảm dần thuốc, thay nước đều đặn, sau 7 ngày nhập bể chính.
- Nếu cá yếu dần hoặc phát bệnh ta bỏ qua các bước để áp dụng bài (3) dưới đây.

3) - Nếu thấy cá có biểu hiện bệnh khi đang áp dụng (1) hoặc (2) hoặc mua về thấy cá bệnh ngay thì ta theo phương án (3):

+ Hòa thuốc tím vào 1 cái chậu khác tối thiểu 5 đến 10 lít nước, làm sao cá bơi lội được mà không thiếu ô xy. Pha thuốc tím thành dung dịch đậm đặc sau đó nhỏ từ từ vào chậu này khuấy đều sao cho nước có màu như nước chè xanh là được.
+ Bắt cá bệnh ra ngâm vào đó từ 30 đến 60 phút (tùy thể trạng cá), nhớ sủi khí.+ Sau khi ngâm tím xong thì chuyển cá về bể dưỡng được chuẩn bị như phương án (2)
+ Tiếp tục phác đồ như thế cho đến khi cá khỏe hơn thì thôi thuốc tím mà duy trì như phương án (2).

Chú ý khi dùng sử dụng thuốc tím: Có một số luồng quan điểm sử dụng thuốc tím xanhmetylen sẽ gây suy thận cho cá. Cá nhân tôi lâu rồi tôi không dùng Xanhmetylen nữa.
4) - Mục (3) là cách điều trị chung chung, áp dụng cho cá mới về mà chưa bắt được bệnh. Nếu cá mới về nhiễm những bệnh rõ ràng như: Nấm mang, tiêu hóa, bong bóng, thối vây, thối đuôi, nấm mủ đầu, nấm trắng... thì ta nhờ bác Gu gồ chỉ luôn cách điều trị những loại bệnh này nhé, nhưng cách (2) và (3) cũng hiệu quả đối với một số bệnh như vừa liệt kê.

5) - Nói thêm về sủi khí và máy lọc: Cái này tùy điều kiện thực tế từng nhà nhưng tôi khẳng định luôn: dưỡng cá hay chữa bệnh cho cá mà có sủi khí và máy lọc ở bể bệnh viện là điều lý tưởng nhất. Đừng lo máy lọc mất thuốc vì ta bổ sung thuốc hàng ngày mà. Ngược lại máy lọc giúp lọc được phân cá và nhớt cá (cá bệnh cực nhiều nhớt) nên cá nhanh phục hồi hơn.
  
Các bước trên đây cốt chỉ để cá mới thích nghi tốt hơn, khỏe hơn và đặc biệt không lây bệnh  cho cả bể (đặc biệt là cá mua ở cửa hàng hoặc chợ)
Chú ý nhiệt độ nước trước khi thả vào bể chính, Hãy cho nhiệt độ dần cân bằng để cá không bị sốc nước. NẾU LƯỜI QUÁ, CẢM THẤY CÁC BƯỚC TRÊN QUÁ PHỨC TẠP, ÍT NHẤT HÃY ĐỂ NGUYÊN CẢ TÚI CÁ VÀO BỂ CHÍNH ĐỂ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ ĐỘT NGỘT.

Lưu ý khi chọn cá vàng

Bài viết đang được cập nhật

Giúp việc cho bể cá vàng

Cá nhân tôi đánh giá cao hai bạn giúp việc là trường giang hổ và tỳ bà bướm. Hai " người" giúp việc này có giá trị thẩm mỹ, đẹp, hiền lành ( có phần nhút nhát), xử lý rêu, nhớt bám kính,  ăn các loại thức ăn thừa, dọn cả chất thải của cá vàng. Các bạn ấy rất chăm chỉ, cần mẫn và trách nhiệm, phụ trách tầng đáy và các vách kính, vệ sinh hệ thống lọc, đặc biệt là không tốn thức ăn, không đuổi theo hút nhớt và rỉa đuôi cá vàng. Xứng đáng là người giúp việc tốt.

Cá tỳ bà bướm đốm khó nuôi hơn cá lau kiếng bình thường, cá tỳ bà bướm đốm đòi hỏi nguồn nước trong sạch và nhu cầu oxy cao. Bể cần có nhiều ánh sáng, dòng chảy và sục khí mạnh mô phỏng môi trường tự nhiên cá sống trên các tảng đá nơi nước chảy xiết.

1. Giới thiệu thông tin cá tỳ bà bướm đốm
- Tên khoa học: Sewellia speciosa Roberts, 1998

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Balitoridae (họ cá chạch vây bằng)
Tên tiếng Việt khác: Cá Bám đá đốmCá Bướm đốmCá Bướm bầu;Cá Tỳ bà suốiCá Tỳ bà đànCá Chạch bám
Tên tiếng Anh khác: Spotted butterfly loach; Hillstream loach
Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên, xuất khẩu từ năm 2006 và cũng gây được sự chú ý trên thị trường thế giới.

- Tên Tiếng Anh: Spotted sewellia

-Tên Tiếng Việt: Cá Tỳ bà bướm đốm

- Nguồn cá:Tự nhiên bản địa

Hình ảnh cá tỳ bà bướm đốm
Cá Cảnh
Cá Cảnh

2. Đặc điểm sinh học cá tỳ bà bướm đốm
- Phân bố: Sông Sêkông …

- Chiều dài cá (cm):5,7

- Nhiệt độ nước (C):22 – 27

- Độ cứng nước (dH):5 – 12

- Độ pH:6,0 – 7,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Nhánh sông Sêkông ở Huế và sông Sêkông (nhánh sông Mêkông) ở Lào
Cá tỳ bà đốm sống ở tầng đáy
Sinh sản: Cá đẻ trứng, hiện mới sinh sản ở mức độ thử nghiệm

3. Kỹ thuật nuôi cá tỳ bà bướm đốm
Chiều dài bể: 80 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nền đáy sỏi và bố trí nhiều đá cuội nhẵn bóng để cá bám vào. Bể cần có nhiều ánh sáng, dòng chảy và sục khí mạnh mô phỏng môi trường tự nhiên cá sống trên các tảng đá nơi nước chảy xiết.
Chăm sóc: Cá có nhu cầu ôxy cao, cần nguồn nước trong, sạch.
Thức ăn: Cá ăn rêu và tảo bám trên đá, cần chiếu sáng mạnh để tảo đáy phát triển, hay bố trí hồ lộ thiên gây nuôi tảo bám trên đá để chuyển cho cá ăn. Cá cũng ăn thức ăn viên dạng chìm, trùng chỉ ...

4. Thị trường mua bán, giá bán cá tỳ bà bướm đốm
- Giá trung bình (VND/con):10.000

- Giá bán min - max (VND/con):5000 - 20000

- Mức độ ưa chuộng:Trung bình

- Mức độ phổ biến:Ít




Hình ảnh cá tỳ bà bướm hổ
Cá Cảnh

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi cá cảnh từ internet ( Diễn đàn cá cảnh - Thiên Đường Cá Cảnh )

Cá Trường Giang Hổ – Chinese Hi Fin Banded Shark – Myxocyprinus asiaticus

Hình ảnh cá Trường Giang Hổ
Cá Trường Giang Hổ có vẻ ngoài khá đặc biệt

Cá Trường Giang Hổ từ lâu đã được người chơi cá cảnh Việt Nam nuôi dưỡng để làm vệ sinh bể cá, ngoài ngoại hình ấn tượng với cơ thể có nhiều vây lớn chiếm phần lớn diện tích cơ thể, chúng còn rất dễ nuôi chung với các loại cá khác.
Kích thước bể cá tối thiểu: 125 gallon
Mức độ chăm sóc: Trung bình
Tính cách: Hòa bình
Điều kiện nước: 59– 82 ̊ F, KH  4– 20, pH 6,5- 7,5
Kích thước tối đa: 50 cm
Màu sắc: Đen, ghi, hồng bạc, đen trắng.
Chế độ ăn uống: Ăn tạp
Khả năng tương thích:
Xuất xứ: Lưu vực sông Dương Tử  - Trung Quốc, Đông Bắc Á
Họ: Cyprinidae
Cá Trường Giang Hổ hay còn gọi là cá Mập Trung Quốc – Chinese Hi Fin Banded Shark được coi là một loài cá vệ sinhthuộc loại không có răng trong miệng mà có một hàm bằng xương tại vị trí cổ họng của nó. Nó được đánh giá là một thành viên nguyên thủy nhất của họ Cyprinidae. Khi cá Trường Giang Hổ nhỏ, độ tương phản giữa các dải màu trên mình cá khá cao, nhưng khi trưởng thành, ranh giới giữa các dải màu này sẽ bị mờ dần đi. Trong tự nhiên, kích thước loài cá này có thể đạt 100 cm, trong môi trường ao hồ chúng chỉ đạt từ 45 đến 60 cm.
Hình ảnh cá Trường Giang HổCá Trường Giang Hổ có vẻ ngoài khá đặc biệt
Do có kích thước lớn, cá Trường Giang Hổ đòi hỏi một chế độ chăm sóc đặc biệt khi trưởng thành. Do đó, một bể kính có thể tích lớn hơn 125 gallon nước là điều cần thiết, hệ thống lọc và sục khí oxy phải đủ tốt. Nhiều người chơi cá Koihồ cá ngoài trời cũng lựa chọn loài cá này để ăn rêu, do chúng có khả năng chịu nhiệt độ dưới 40 độ F.


Cá Trường giang hổ không nên nuôi trong bể thủy sinh, vì chúng thường ăn lá non của cây thủy sinh, cá Trường giang hổ thích hợp nuôi bể nền đáy cát với một ít đá sỏi và giá thể cây khô. Cá ưa môi trường nước giàu ôxy và khá nhạy cảm với nồng độ nitrít cao, cần bố trí đủ máy sục khí và máy lọc, thay nước định kỳ.

- Tên khoa học: Myxocyprinus asiaticus (Bleeker, 1865)

- Chi tiết phân loại:

Bộ: Cypriniformes (Bộ cá Chép)

Họ: Catostomidae (Họ cá Mút)

Tên đồng danh: Carpiodes asiaticus Bleeker, 1865; Myxocyprinus asiaticus asiaticus (Bleeker, 1865)

Tên tiếng Việt khác: Cá Mút châu Á

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ năm 2003, cao điểm gần 1.000 con (2004)

- Tên Tiếng Anh: Chinese sucker

- Tên Tiếng Việt: Trường giang hổ

- Nguồn cá: Ngoại nhập

Đặc điểm sinh học cá Trường giang hổ

- Phân bố: Trung Quốc

- Chiều dài cá (cm): 60

- Nhiệt độ nước (0C): 15 – 28

- Độ cứng nước (dH): 5 – 20

- Độ pH: 6,5 – 7,5

- Tính ăn: Ăn tạp

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:

Tầng nước ở: Đáy

Sinh sản: Cá khó sinh sản trong bể nuôi, một phần do tập tính di cư sinh sản ngoài tự nhiên của cá.

Kỹ thuật nuôi cá Trường giang hổ

- Thể tích bể nuôi (L): 400 (L)

- Hình thức nuôi: Đơn

- Nuôi trong hồ rong: Không

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Ít

- Yêu cầu sục khí: Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:

Chiều dài bể: 150 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi bể nền đáy cát với một ít đá sỏi và giá thể cây khô. Không nên bố trí cây thủy sinh vì cá hay ăn lá non. Bể nên có máy lọc tạo dòng chảy nhẹ..

Chăm sóc: Cá ưa môi trường nước giàu ôxy và khá nhạy cảm với nồng độ nitrít cao, cần bố trí đủ máy sục khí và máy lọc, thay nước định kỳ.

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về thực vật, ăn được thức ăn viên

Lọc nước cho cá vàng

Thức ăn cho cá vàng

1. Dinh dưỡng cần thiết
2. Hệ tiêu hoá ( xem bài viết riêng về hệ tiêu hóa và ứng dụng)
3. Các loại thức ăn
3.1 Thức ăn tươi: Giun đỏ, trùn chỉ, cá mồi, cá trâm,  Rau tươi
3.2 Thức ăn khô
3.4 Thức ăn đông lạnh
3.5 Thức ăn tự chế biến ( xem chi tiết tại bài viết thức ăn tự chế biến)
4. Thức ăn trong từng giai đoạn
4.1 Giai đoạn mới nở
4.2 Giai đoạn cá trưởng thành
4.3 Giai đoạn cá sinh sản
4.4 Giai đoạn cá yếu, cá bệnh


Nước cho cá vàng

Bài viết đang được cập nhật

Các loại cá vàng

Bài viết đang được cập nhật

Theo Peter J. Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA) cá vàng được phân loại như sau:
– Cấu tạo bên ngoài của cá vàng:

ca vang
+ A: Thân
+ B: Mắt
+ C: Gốc đuôi
+ D: Đường bên
+ E: Đầu
+ F: Mũ
+ G: Mặt
+ H: Nắp mang.
+ I: Lỗ mũi
+ J: Vây lưng
+ K: Vây ngực
+ L: Vây bụng
+ M: Vây hậu môn
+ N: Đuôi
+ O: Thùy trên
+ P: Thùy dưới
+ Q: Eo

- Cá vàng được lai tạo ở Trung Hoa cách nay khoảng 1000 đến 1500 năm, và sau đó du nhập vào Nhật Bản và Triều Tiên, nơi mà chúng tiếp tục được phối giống để tạo ra nhiều dòng cá vàng khác nhau. Đối với người mới nuôi cá vàng, dạng thân, vây và những đặc điểm độc đáo ở cá vàng dường như không thể phân loại một cách rõ ràng được. Do vậy, nhiều năm trước đây, Hội cá vàng Mỹ (GFSA) đã phát triển một hệ thống phân loại cho cá vàng. Hệ thống này chia cá vàng thành 3 nhóm chính dựa trên đuôi và vây lưng. Chúng gồm:
+ Cá đuôi đơn có vây lưng
+ Cá đuôi kép[1] có vây lưng
+ Cá đuôi kép không có vây lưng

1. Cá đuôi đơn có vây lưng
– Cá vàng thường

ca ba duoi thuong
- Cá vàng sao chổi (comet)
ca vang sao choi
- Cá vàng shubunkin
ca ba duoi shubunkin
2. Cá đuôi kép có vây lưng
– Đuôi quạt

ca vang duoi quat
– Ryukin (lưu kim nhật)
ca vang Ryukin
- Ngọc trai (pearlscale) 
xem thêm tại Video theo đường dẫn  https://www.youtube.com/watch?v=ATLDvktwX74
ca ba duoi  ngoc trai
- Đuôi voan (veiltail)
ca vang duoi voan
- Mắt lồi (telescope eye)
ca ba duoi  mat loi
- Oranda
ca vang oranda
3. Cá đuôi kép không vây lưng
– Lan thọ (lionhead)[2]

Ca vang lan tho
– Ranchu
Ca vang ranchu
- Thủy bao nhãn (bubble eye)
Ca ba duoi thuy bao nhan
- Huóng thiên (celestial)
Mat rong huong thien
* Hàng loạt loại cá vàng mới xuất hiện cũng thuộc về ba nhóm cá này chẳng hạn như tosakin (đuôi công) và wakin [3], nhưng chúng vẫn chưa được coi như là một dòng cá riêng biệt. Hội cá vàng Mỹ chỉ xem xét công nhận dòng cá mới một khi chúng trở nên phổ biến.
1. Vảy
Có ba loại vảy chính ở cá vàng là ánh kim, trong và ngọc trai.

a. Ánh kim: Loại vảy bóng và phản chiếu ánh sáng như bề mặt kim loại do đó mà có tên ánh kim. Màu ánh kim được tạo ra bởi sự hiện diện của chất guanine tích trên mặt vảy.

b. Trong: Loại vảy không có lớp guanine phản chiếu ánh sáng khiến bề mặt mờ và trong.
c. Ngọc trai: Loại vảy kết hợp của cả hai loại vảy trên theo một tỷ lệ bất kỳ.
Xem thêm tại Video theo đường dẫn https://www.youtube.com/watch?v=ATLDvktwX74 hoặc https://www.youtube.com/watch?v=ATLDvktwX74
2. Màu sắc
Có nhiều màu đơn và màu kết hợp khác nhau. Những màu phổ biến bao gồm: đỏ, cam, trắng, đen, xanh, nâu chocolate, vàng, đỏ-trắng, đỏ-đen, đen-trắng, vải hoa calico (gồm đỏ, trắng, đen và xanh).

3. Mắt
Có nhiều loại mắt khác nhau, gồm:

a. Mắt thường:

b. Mắt lồi: mắt lồi hẳn ra hai bên đầu.
c. Mắt ngưỡng thiên: tương tự như mắt lồi nhưng con ngươi hướng lên trên.
d. Thủy bao nhãn: thực ra mắt vẫn bình thường nhưng có hai bọng nước lớn nằm hai bên má, ngay phía dưới mắt.
4. Dạng đuôi
Có nhiều dạng đuôi khác nhau như:

a. Đuôi đơn: dạng đuôi bình thường trông giống như cái nĩa, nhưng chóp lại tròn.

b. Đuôi sao chổi: dài hơn đuôi đơn (đến 2-3 lần), và chóp nhọn.
c. Đuôi shubunkin: đuôi dài, kích thước tương tự đuôi sao chổi nhưng chóp tròn và góc xòe rộng khiến cho dạng đuôi này trông đầy đặn hơn so với đuôi sao chổi.
d. Đuôi kép: dạng đuôi có hai phần tách nhau khoảng 2/3 chiều dài đuôi, chóp đuôi tròn. Chiều dài đuôi từ 2/3 đến 2 lần chiều dài thân tùy vào mỗi loại cá vàng.
e. Đuôi lan thọ và ranchu: tương tự như đuôi kép nhưng chóp nhọn được chấp nhận. Chiều dài đuôi nói chung từ 1/4 đến 3/8 chiều dài thân.
f. Đuôi tosakin: là một dạng đuôi kép mà các phần không chỉ dính liền mà còn có chóp cong lên khiến đuôi cá có hình vòng cung.
g. Đuôi jikin: tương tự như đuôi lan thọ và ranchu nhưng có dạng chữ X khi nhìn từ phía sau do góc kết nối giữa gốc đuôi và hai thùy đuôi.
h. Đuôi voan: là dạng cải tiến của đuôi kép, dài từ 2.5 đến 3 lần chiều dài thân, chóp đuôi bị triệt tiêu khiến đuôi trông giống như “voan”.
5. Kiểu đầu
Một số dòng cá vàng bao gồm oranda, lan thọ và ranchu có bướu trên đỉnh đầu gọi là “mũ”. Bướu giống như chùm nho khiến cá có hình dạng rất đặc trưng, trông như bờm sư tử. Có nhiều kiểu đầu được công nhận.

a. Kiểu đầu ngỗng: bướu chỉ nổi trên đỉnh đầu mà không xuất hiện ở mặt và nắp mang..

b. Kiểu đầu hổ: bướu nổi lên trên đỉnh đầu và mặt [4].
c. Kiểu đầu lân: bướu nổi khắp đầu, trên đỉnh đầu, mặt và cả nắp mang.
6. Vây lưng
Một số dòng cá (ranchu, lan thọ, ngưỡng thiên và thủy bao nhãn) không có vây lưng. Các dòng không có vây lưng còn có thể chia thành dạng lưng ranchu và dạng lưng lan thọ.

a. Ở dạng lưng ranchu: Lưng cá hơi cong nhưng phần gốc đuôi đột ngột cụp xuống tạo thành góc 45 độ so với đuôi.

b. Ở dạng lưng lan thọ (bao gồm cả ngưỡng thiên và thủy bao nhãn): Lưng cá tương đối thẳng hơn ranchu và hợp với đuôi một góc nhỏ hơn nhiều so với dạng lưng ranchu.
7. Đặc điểm đặc trưng
Cá vàng được lai tuyển chọn theo từng đặc điểm qua nhiều thế kỷ. Một số đặc điểm này được liệt kê dưới đây.

a. Pom-pom: một cục thịt dư mọc trước lỗ mũi mà khi phát triển hết cỡ trông như trái banh lông.

b. Ngọc trai: vảy dày lên, làm cho mặt vảy hơi phồng lên ở chính giữa. Ở những cá thể chất lượng, vảy ngọc trai xuất hiện ở khắp nơi và bao phủ toàn thân cá.
Xem thêm tại Video theo đường Link : https://www.youtube.com/watch?v=ATLDvktwX74
c. Mang lật: nắp mang lật lên khiến mang lộ ra.
8. Dạng thân
Hình dạng thân của cá thay đổi tùy theo mỗi dòng cá, và khó mà phân loại rạch ròi bởi vì đặc điểm bề ngoài có thể biến đổi ngay bên trong một dòng (ví dụ, cá vàng oranda có thể có dạng thân đuôi quạt hay đuôi voan).

a. Dạng thân thuôn dài: Cá có dạng thân này được thấy ở cá vàng thường, shubunkin và sao chổi. Hầu hết đều có hình thủy lôi.

b. Dạng thân đuôi quạt: Cá có dạng thân tròn trĩnh. Dạng thân này thường được thấy ở cá vàng đuôi quạt, một số loại mắt lồi, một số oranda (đặc biệt là hạc đỉnh hồng), một số ngọc trai, cùng với ngưỡng thiên và thủy bao nhãn.
c. Dạng thân đuôi voan: Cá có dạng thân tương tự như lưu kim nhật với lưng gù. Tròn trĩnh hơn dạng thân đuôi quạt và độ rộng thân lớn hơn từ 1/4 đến 1/3 dạng thân đuôi quạt truyền thống. Dạng thân này được thấy ở một số mắt lồi, một số oranda, ngọc trai, đuôi voan và một số đuôi ribbon.
d. Dạng thân lan thọ và ranchu: Cá có dạng thân rất tròn với độ rộng thân lớn hơn từ 1/4 đến 1/3 lần dạng đuôi voan. Thân cũn cỡn. Đặc biệt, vùng gốc đuôi không kéo dài mà trông như dính liền vào thân.
* Ghi chú:
[1] Đuôi kép tức là đuôi có hai phần riêng biệt nhưng thường dính nhau ở một mức độ nào đó nên được gọi nôm na là “cá ba đuôi”.

[2] Dịch chính xác phải là “đầu lân”. Những con oranda cũng thường được gọi là “cá vàng đầu lân”, tuy thiếu chính xác nhưng đã trở nên phổ biến.
[3] Wakin là dạng lai giữa cá vàng thường và cá vàng đuôi kép.
[4] Cách định nghĩa “đầu hổ” ở đây hoàn toàn khác với cách định nghĩa mà chúng ta từng biết, theo đó “đầu hổ” cũng có bướu trên đỉnh đầu, mặt và nắp mang như “đầu lân” nhưng “đầu hổ” vuông vức hơn. Dạng đầu hổ như vậy chính là dạng đầu của Ranchu.
Phân loại cá vàng, Nguồn: Hội cá vàng Mỹ (GFSA).