Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Rận Nước

CÓ những con ntn bám trên cá , đặc biệt là nó có thể bơi từ con này qua con khác, 
nhận diện: dạng hình tròn, dẹt,hơi trong, cảm quan thì giống chất liệu tạo nên con sứa, nhỏ
Cách di chuyển trong nước giống con sam.
Cá Cảnh  
 
Crayfish Cave
Biểu hiện :

Cá thi thoảng giẫy giẫy trong bể , hay cọ vào thành bể

Tham khảo thêm bài Vũ Tất Thành Sưu tầm và dịch từ trang Aquarium Life

Xem thêm bài viết về rận cá Fish Lice, Gill Maggots, Cá rận, Argulus, Ergasilus

Triệu chứng
Fish lice 
Động vật giáp xác nhỏ gắn vào cơ thể hoặc mang của cá bị nhiễm khuẩn. 
Thỉnh thoảng Cá có thể giẫy, làm xước chính nó do cọ mình vào đáy bể hoặc các vật trang trí trong bể. Các triệu chứng bao gồm các vết thương của da bị kích thích, mang cá và vây có lỗ nhỏ màu đỏ. Bởi vì Argulus Rận nước đã treo ( bám) vào cơ thể cá và kích hoạt một bộ máy ăn mút, chúng có thể gây ra các vết thương hở có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp. Chúng hút chất dinh dưỡng và tiết một loại enzim tiêu hóa  vào vật chủ ( cá) và điều này cũng có thể góp phần vào bệnh cho cá chủ. Tất nhiên một triệu chứng của nhiễm trùng Argulus được thực sự nhìn thấy ký sinh trùng trên cá.
Tên
Vòng đời của ký sinh trùng 
Life Cycle 
Fish Lice, Gill Maggots, Cá rận, Argulus, Ergasilus
Argulus có một chu kỳ sống tiếp bằng cách sử dụng cá là ký chủ. Chúng chọn con mồi là cá nước ngọt và cá biển. Argulus có thể dành một lượng lớn thời gian bơi lội xung quanh và giao phối xảy ra ngay cả khi các cặp Argulus đang bơi. Các cụm trứng bị rơi vào bất kỳ nơi thuận tiện. Sau khi nở các Argulus ( rận cá - Rận nước) có nhiều thay đổi và phát triển tới tuổi trưởng thành. Toàn bộ chu trình mất từ ​​30-100 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ. Trứng có thể tồn tại một băng giá mùa đông và nở một lần nữa vào mùa xuân. Sau khi nở thì phải tìm một cá chủ trong khoảng bốn ngày hoặc chúng sẽ không tồn tại. 
Nguyên nhân
Chủ yếu là occours trong cá ao và trong những trường hợp trên cá mới được nhập khẩu vào hồ cá.
Điều trị
Có một số hóa chất trên thị trường, một trong số đó là Metriphonate. Một số loài cá rất nhạy cảm với hóa chất này. Vì vậy, cần phải thận trọng khi điều trị các bồn chứa. Điều trị có thể mất đến hai tuần trong nước ấm và thậm chí lâu hơn trong nước lạnh.
Các phương pháp điều trị thành công và hiệu quả nhất chính là organophosphates.(???)  Sử dụng ba phương pháp điều trị trong vòng đời dự kiến ​​của các ký sinh trùng hầu như luôn luôn tận diệt chấy rận. Ở nhiệt độ hồ cá mùa hè đặc trưng của 68 độ F ( khoảng 23 độ C) hoặc cao hơn, phương pháp điều trị trong khoảng thời gian 10 ngày sẽ giết chết con trưởng thành và con đang phát triển hiện có, cũng như ấu trùng đang nổi lên. Sức mạnh là một trong những phương pháp điều trị thường có sẵn và khá hiệu quả.
Không có phương pháp điều trị khác hiện đang có sẵn mà có thể sẽ là hoàn toàn hiệu quả. Có một số gợi ý rằng việc sử dụng một chất ức chế chitin như dimilin có thể ngăn chặn sự phát triển ấu trùng khi chúng thay lớp giáp xáp bên ngoài, nhưng không có sự kiểm tra thực tế thực hiện về đề nghị này.

Cách chữa trị phổ thông ở Việt Nam :
Cố gắng bắt nó ra ( gắp hết) !
Thêm muối từ 3% trở lên
Chỉ 2 ngày là khỏi

Chai số 0: chai thuốc số 0 Của Quaihu
sử dụng 1ml/10l nước và lặp lại trong 3 ngày liên tiếp (trong tờ hướng dẫn ko nói là có thay nước và bù thêm thuốc trong 3 ngày đầu tiên, mình tìm ko thấy) trùng mỏ neo và dận nước sẽ yếu dần và bị tiêu diệt trong khoảng từ 3-6 ngày, nếu như sau 6 ngày mà trùng mỏ neo chưa bị diệt thì thay ra 30% nước và lặp lại hành động đầu tiên. Bạn lưu ý phải diệt hết toàn bộ trùng mỏ neo trong hộp lọc, do vậy bạn phải tính toán cả lượng nước trong hộp lọc ( khi đánh liều đầu tiên bạn tắt lọc chỉ sử dụng sủi oxy cho thuốc vào hồ và ngâm hồ khoảng 2-3 tiếng rồi chạy lọc-
 

 

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Để cá khỏe mạnh - sống lâu

Việc này ai cũng muốn nếu còn muốn nuôi cá. Vấn đề này cũng là một phần để giúp anh em không phải trả giá bằng những con cá yêu quý của mình. hạn chế rủi ro và tổn thất.

Dù bạn có tin hay không thì một chú cá vàng có thể sống từ 10-25 năm hay thậm chí lâu hơn nếu nó được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc thông thường, tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài khoảng 6 năm. Sách kỉ lục Guinness thế giới ghi nhận một chú cá vàng tên Tish đã sống thêm 43 năm sau khi giành chiến thắng ở 1 hội chợ tại Anh năm 1956! Bạn cũng có thể giúp những người bạn lắm vảy của mình sống đến thời kì vàng son như vậy. Người ta thường quên rằng stress và việc vệ sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến cá, ngược lại nếu có thể hiểu rõ 2 vấn đề này, cũng có thể kéo dài tuổi thọ của cá rất nhiều. Những thay đổi nhỏ như việc thay nước từng chút một có thể giúp cá sống lâu hơn nhiều.

Hãy chú ý các vấn đề sau:

1. Chuẩn bị cho chúng bể càng lớn càng tốt.
Đừng sử dụng bể tròn. Một chú cá vàng loại fancy cần ít nhất 75 lít nước để sống thoải mái (cần thêm 37 lít cho mỗi chú cá thêm vào). Chọn bể có mặt thoáng lớn để tăng khả năng tiếp xúc của oxi với bề mặt nước (bể rộng sẽ tốt hơn bể cao).

2. Thiết kế bể trước khi thả cá:
Cá Cảnh

Đôi khi phải cần đến 2 tuần trở lên cho công tác chuẩn bị này. Việc hình thành chủng vi khuẩn có lợi trong bể để phân hủy chất thải của cá là cực kì cần thiết. Để làm được điều này, hãy thực hiện “chu trình không cá”. Sau khi hoàn tất, bể cá của bạn sẽ rất nhiều vi khuẩn làm nhiệm vụ phân hủy chất thải từ cá. Ngược lại, nếu bạn không chuẩn bị điều này, bể cá dễ bị đầu độc bởi ammoniac và cá sẽ chết.

3. Cung cấp điều kiện vận động và giải trí cho cá:
Trang trí bể với sỏi, lũa (gỗ trôi dạt), cây thủy sinh, v.v… Hãy đảm bảo chúng không tiềm ẩn nguy cơ cho cá (các chủng vi khuẩn có hại có thể phát triển bên trong) cũng như không có những gờ/mép sắc nhọn (có thể làm rách vây cá). Chuẩn bị những vùng khác nhau trong bể, như khoảng trống lý tưởng cho cá bơi cũng như chỗ núp. Bạn cũng có thể huấn luyện cho cá bằng nhiều cách. Nếu bạn cho chúng ăn vào khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, chúng sẽ sớm chờ bạn đúng khoảng thời gian đó và quen với sự hiện diện của bạn khi chúng ăn. Không lâu sau, bạn có thể dạy chúng lên ăn trên tay. Bạn cũng có thể dùng vợt vớt cá đã bỏ đi phần lưới để làm cái vòng và dạy cho cá của bạn bơi qua đó.

4. Thêm thiết bị làm tăng lượng oxi hòa tan vào nước:
Cá Cảnh

Một bơm khí nhỏ hay đá bọt có thể là đủ. Hay bạn cũng có thể tận dụng dòng chảy từ “thác nước” mà một số loại lọc cung cấp để khuấy động bề mặt nước.

5. Làm vệ sinh bể ít nhất 2 tuần 1 lần, nhưng càng thường xuyên thì càng tốt bởi lượng chất thải mà cá vàng thải ra:
Cá Cảnh

Hãy cân nhắc đến việc mua một máy lọc, cá vàng thải rất nhiều và dễ làm tăng lượng ammoniac và gốc nitrit rất có hại cho cá. Nếu bạn không sử dụng lọc thì nên làm vệ sinh 2 lần mỗi tuần! Đây là việc rất quan trọng. Bạn phải làm vệ sinh thường xuyên hay không còn phụ thuộc vào kích thước bể, số lượng cá và hiệu quả hệ thống lọc nước. Cây thủy sinh cũng rất tốt cho việc hấp thụ một phần ammoniac, các gốc nitrit và nitrat.

Kiểm tra thường xuyên nồng độ ammoniac và nitrit (chúng cần phải luôn ở mức 0). Một bộ kiểm tra pH cho nước cũng rất cần thiết để đảm bảo nước không quá kiềm hay quá chua. Bạn sẽ dễ dàng mua được ở tiệm bán cá. Đừng cố gắng điều chỉnh nước trong bể trừ phi nó có thong số khác quá xa so với nước môi trường tự nhiên. Cá vàng có thể tồn tại trong khoảng pH rộng và những chất hóa học thay đổi độ pH cũng không phải là giải pháp duy nhất mà người nuôi cá có thể chọn, còn nhiều cách khác phổ biến hơn. Tầm pH từ 6.5-8.25 là ổn. Rất nhiều hệ thống cấp nước đẩy độ pH lên khoảng 7.5 và cá vàng sống rất thoải mái ở tầm pH này.

Đừng đem cá ra khỏi bể khi thay nước. Việc hút phân cá khỏi bề mặt sỏi có thể được thực hiện bằng ống hút/bơm khi cá còn trong bể. Thay đổi một phần nước định kì tốt hơn nhiều việc thay đổi toàn bộ nước (có thể làm cá stress). Nếu buộc phải đưa cá ra, hãy dùng 1 thau nhựa thay vì dùng vợt vớt, cá có thể tự làm tổn thương vây/vảy của chúng khi giãy giụa. Điều này cũng khiến cá bị stress! Nếu chỉ có thể dùng vợt để vớt, hãy làm ướt nó trước khi sử dụng. Vợt khô dễ gây tổn thương hơn là vợt ướt. Khi dùng thau nhựa cũng cần lưu ý để cá của bạn tự bơi vào.

6. Cho phép nhiệt độ của nước thay đổi khi chuyển mùa:
Cá Cảnh

Mặc dù cá vàng không thích nhiệt độ cao hơn 24oC, chúng lại có vẻ chịu khi nhiệt độ hạ xuống tầm 15-20oC vào mùa đông. Cá vàng fancy là ngoại lệ, chúng không dễ dàng thích nghi nếu nhiệt độ xuống dưới 16oC. Cần lưu ý cá sẽ không ăn khi nhiệt độ dưới 10-14oC.

7. Cho cá ăn hai lần mỗi ngày với thức ăn dành riêng cho chúng:
Cá Cảnh

Nếu bạn muốn cho chúng ăn nhiều cữ hơn, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra để tránh việc cho chúng ăn quá nhiều. Chỉ cho ăn đủ lượng thức ăn chúng có thể ăn trong vài phút và vớt thức ăn thừa ra ngay. Nếu sử dụng thức ăn nổi, hãy làm ướt vài giây trước khi cho ăn để nó dễ dàng chìm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng không khí mà cá nuốt lấy trong khi ăn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về bong bóng.

Một số mẹo nhỏ:

  • Hãy đảm bảo cá khỏe mạnh khi bạn mua chúng. Nếu có bất kì con cá nào trong bể bạn lựa có dấu hiệu bị bệnh (đốm trắng, đốm đỏ/lở loét, xù vảy/phù nề) thì tốt nhất đừng mua cá trong bể đó. Quay lại cửa hàng đó sau 1 tuần và mua về những con cá khỏe mạnh thay vì mang về một con cá mà bạn phải đánh thuốc đặc biệt hay thậm chí chết khi bạn chăm sóc. Cá mới cùng cần được nuôi cách ly một thời gian để tránh lây lan ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm.
  • Cá vàng thân dẹp và một số loại thân hình trứng có thể lớn trên 12 inches (30.5cm) nếu được nuôi trong bể hay hồ đủ rộng! Tuy nhiên, trái với những gì đa số chúng ta nghĩ, cá vàng không thể giữ nguyên kích thước khi ở trong bể của chúng. Đừng mua bể quá nhỏ và nghĩ rằng con cá của bạn sẽ ngừng phát triển, điều này sẽ rút ngắn tuổi thọ của cá và gây stress.
  • Cẩn thận khi vận chuyển cá. Stress có thể rút ngắn tuổi thọ của chúng.
  • Nếu bạn có nuôi mèo thì KHÔNG để hở mặt bể.
  • Đừng chiếu sáng bể nhiều hơn vài tiếng mỗi lần, nó sẽ khiến nhiệt độ của nước quá nóng và làm tảo phát triển. Dù bạn có trồng cây thật thì 8 tiếng mỗi ngày là đủ cho việc chiếu sáng. Lưu ý khi bật/tắt đèn bể, bật/tắt đèn phòng trước để tránh làm cá shock. Chúng không có da mí mắt nên đột ngột thay đổi ánh sáng có thể làm chúng hoảng sợ.
  • Theo dõi các thông số nước bể thường xuyên. Quan tâm đến nhiệt độ nước. Kiểm tra nồng độ nitrat, nitrit và ammoniac. Kiểm tra pH của nước, độ cứng và độ kiềm. Hãy nghiên cứu thêm về chúng.
  • Đảm bảo dọn thức ăn thừa hay phân cá khỏi lớp sỏi nền thường xuyên.
  • Chú ý đến vị trí đặt bể cá. Đừng để gần lò sưởi hay các thiệt bị điện khác, cũng đừng đặt gần cửa chính hay cửa sổ. Làm như vậy sẽ dễ làm thay đổi đột ngột nhiệt độ bể. Cũng đừng đặt đâu đó bị ánh sáng mặt trời chiếu vào suốt ngày, điều này khiến bể có thể rất nóng và tảo sẽ phát triển.
  • Đảm bảo không có vật sắc nhọn trong bể để cá không bị rách vây hay tróc vảy.
  • Cho cá ăn nhiều quá cũng không tốt, chỉ cho chúng ăn lượng thức ăn chúng kịp ăn hết trong 2 phút. Cũng đừng cho tất cả thức ăn vào một lần duy nhất, cho từng chút một và để cá có thời gian để ăn. Bạn sẽ không muốn có bất kì thức ăn thừa nào chìm vào lớp sỏi nền (thức ăn chìm hay một số loại thức ăn nổi mà mau chìm nên lưu ý).
  • Nếu máy sục oxi của bạn quá công suất so với kích thước của bể, gắn vào đầu thổi 1 cái kẹp hay các van phổ biến có mặt trên thị trường để làm giảm lượng bong bóng.
  • Khi sử dụng cỏ/bèo ở gần bể để làm môi trường sống của cá tự nhiên hơn, hãy làm sạch nó trước để đảm bảo chúng không phát tán ký sinh trùng cho cá.
  • Khi chữa cho cá bệnh, không nhất thiết phải đưa chúng vào bể riêng.
  • Không bao giờ sử dụng bể dung tích dưới 50 lít trừ phi là để tạm (vdu trong 1 tuần). Bể nhỏ hơn sẽ khiến cá không thoải mái, choáng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, điều này cũng là tàn nhẫn nữa.

Dòng chảy trong nuôi cá vàng

Dòng chảy trong bể giúp duy trì môi trường sống khỏe mạnh theo rất nhiều cách. Dù bạn đang chuẩn bị thiết kế bể cá mới, nâng cấp bể cá có sẵn hay cố gắng giải tuyết những vấn đề phát sinh thì việc xem xét dòng chảy trong bể có đáp ứng được nhu cầu của cá là một cân nhắc khôn ngoan.

Lợi ích mà dòng chảy mang lại:
  • Tăng khả năng hòa tan oxi vào nước
  • Duy trì nhiệt độ nước đồng đều
  • Thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi
  • Đưa phân/cặn đến đầu hút nước máy lọc
  • Tạo các dòng chảy cho cá
  •  Với tôi, dòng chảy còn đặc biệt giúp cá rất khỏe mạnh, hiếu động, nhanh nhẹn.
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, dòng chảy trong bể là nhân tố quan trọng trong quá trình hòa tan oxi vào nước. Việc trao đổi oxi xảy ra chủ yếu ở mặt thoáng của nước và tăng tỉ lệ thuận theo độ hỗn loạn của dòng nước. Việc đảm bảo có nhiều dòng nước đồng nghĩa với việc đảm bảo cá của bạn có đủ oxi mà chúng cần. Bất cứ khi nào chúng ta đắn đo về khả năng hòa tan oxi vào nước, điều đầu tiên cần làm là tăng tốc độ dòng chảy lên. Thường thì đây cũng là việc duy nhất cần làm. Nếu bạn có ý tưởng về một bể cá mới, hãy đảm bảo bạn đã tính đến việc tạo nhiều dòng chảy ngay từ ban đầu.

Một lợi ích quan trọng khác mà một dòng chảy tốt mang lại là điều hòa nhiệt độ nước trong bể. Nếu bể có ít hay hoàn toàn không có dòng chảy, những vùng nước ấm và lạnh sẽ nhanh chóng phát sinh. Việc tuần hoàn nước sẽ giúp ngăn chặn hình thành phân lớp nhiệt độ trong bể. Dùng những đầu đẩy nhỏ ở những vị trí khác nhau hay dàn phun cũng là phương pháp hay để kiểm soát tốt nhiệt độ bể cá.

Khi dòng chảy được tăng lên nó cũng giúp những góc khuất, khe hẹp trong bể không trở thành không gian chết. Chất thải và những thứ rác khác sẽ tích tụ tại những khu vực này và theo thời gian gây ảnh hưởng lên nhóm vi khuẩn có lợi, đây cũng là hiểm họa tiềm tàng cho bể cá. Điều chỉnh hướng dòng nước đi vào các không gian chết này sẽ đẩy chất thải đi vòng quanh bể và dễ dàng bị hút vào hệ thống lọc.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là dòng chảy ảnh hưởng khá mạnh đến một số giống cá. Thực tế, một số loài cần dòng chảy để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chúng mang kết quả ngược lại. Ví dụ như cá betta, chúng thích những vùng nước tĩnh với dòng chảy thật yếu. Hãy luôn tìm hiểu nhu cầu của cá bạn nuôi và tăng tốc độ dòng chảy cho những loài cần nó.
Với cá nhân tôi, Dòng chảy tuần hoàn trong bể đặc biệt giúp cá rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hiếu động. Cơ thể cá giống như người, vận động nhiều, sẽ rất khỏe mạnh và dẻo dai, Việc này vô tình tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch cho cá, từ đó sẽ " vô tình" phòng  chống được bệnh, Cá ít Die.
Hãy nghĩ tới hình ảnh của người béo phì và người có thói quen vận động, tập thể thao thường xuyên để dễ liên hệ. 
Phụ chú thích: dòng chảy đặc biệt thích hợp với các dòng cá có nguồn gốc sông suối có dòng chảy mạnh, ví dụ như dòng tỳ bà bướm có xuất xứ từ miền trung Việt Nam. ( Xem thêm tại bài giúp việc cá vàng)

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Rêu hại trong bể cá vàng vs thủy sinh

http://aquahanoi.com/tin-tuc/tin-tuc-nuoc-ngot/huong-dan-nhan-biet-reu-hai-va-xu-ly-reu-trong-be-thuy-sinh
http://aquahanoi.com/tin-tuc/tin-tuc-nuoc-ngot/huong-dan-nhan-biet-reu-hai-va-xu-ly-reu-trong-be-thuy-sinh
Các loài rêu hại điển hình trong hồ cá thủy sinh:
1. Rêu tóc, rêu chỉ - Hair/Thread Algae
2. Tảo nước xanh - Green Water (Euglaena)
3. Rêu đốm xanh -Green Spot (Choleochaete orbicularis)
4. Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)
5. Rêu chùm – Cladophora
6. Rêu xoăn – Fuzz Algae
7. Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)
8. Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)
9. Rêu chùm đen – Black Brush/Beard (Rhodophyta)
10. Rêu sừng hưu – Staghorn (Compsopogon sp.)

 điều trị:
1 xử lý bằng tay: dùng thẻ nhựa ( thẻ sim), mút mềm, dụng cụ cọ rêu nam châm, bàn xoa kẹp mút cho bể rộng ( sử dụng bàn xoa để kẹp giấy giáp tường).
2. thay nước thường xuyên
3. Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly…
4. Xử lý bằng cá tỳ bà bướm, trường giang hổ.
5. Nuôi ốc táo đỏ, ốc Nerita
6. Xử dụng tép mồi, Tép RC, Tép Amano, ( không thích hợp lắm với bể các vàng)

7. Điều chỉnh lượng ánh sáng , thời gian chiếu sáng, tránh để nắng chiếu trực tiếp.
    Tắt đèn, chùm mềnh hồ trong 5 ngày, Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh (phương pháp này không tốt cho da người)
8. Thiết bị loc:
   Lọc vi sinh: hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.
   Lọc bông: tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Rêu trong bể cá cảnh và cách xử lý

Một trong những vấn đề lo lắng của người nuôi và chơi cá cảnh là rêu trong bể cá. Sau đây là một số mẹo nhỏ để giảm bớt stress vì rêu:

Các loại rêu

Rêu nâu: Đây là loại rêu phát triển trước tiên trong bể cá mới, nó thường mọc trên sỏi và kính. Không như các loại rêu khác, loại rêu này cần silicat để mọc, tăng mức độ ánh sáng rêu nâu có thể loại bỏ dễ dàng khỏi bể kính. Nhiều loài cá không thích ăn loài rêu nay.
Rêu xanh: là một loại rêu thông thường nhất, rêu xanh là 1 chỉ điểm tốt cho bể cá chất lượng tốt. Giảm lượng ánh sáng và giảm nguồn nitrat có thể kiểm soát được loại rêu này, nếu quá nhiều ánh sáng hoặc có nắng chiếuu vào rêu sẽ bùng phát và làm cho nước xanh luôn.
Rêu đỏ: (rêu bụi đỏ) thường mọc trong bể nuôi Ali Châu phi, pH cao và độ cứng cao, muốn loại bỏ loại rêu này phải nạo bỏ hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tẩy nhẹ, và phương pháp cuối cùng có thể dùng sunphat đồng để diệt.
Rêu nhớt / rêu xanh lục lam: Rất nguy hiểm cho cây, do chất lượng nước quá kém, mức photphat và nitrat quá cao. Phải thay nước thường xuyên để loại bỏ rêu này, nếu chất lượng nước quá bẩn loại rêu này lại xuất hiện.
Rêu tóc (rêu sợi): Loại rêu này xanh tươi và có thể dài 2-3cm, có một vài loài cá thích ăn rêu này, nếu để mặc rêu này phát triển, nó sẽ mọc thành bụi và khi bóc bỏ nó sẽ mọc lại nhanh chóng.

xử lý rêu trong bể cá cảnh
Rêu trong bể cá là một trong những vấn đề lo lắng của người chơi cá cảnh

Nguyên nhân sinh rêu

Ánh sáng: Một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát là kéo dài thời gian chiếu sáng, với thời gian chiếu sáng 16 tiếng mỗi ngày đã dẫn đến hậu quả là nước không thể nào trong được, phải tránh ánh sáng ánh nắng trực tiếp vào bể. Ánh nắng không những làm cho bể của bạn trở nên xanh rêu mà còn làm tăng nhiệt độ ảnh hưởng tới cá.
Nitrogen: Cây cần nitrogen để lớn, nitrogen trong bể đến từ mang cá nhưng phần lớn đều từ phân cá. Nuôi quá nhiều cá hoặc cho cá ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng nitrat có thể đảm bảo lượng nitrat đứng thấp dưới 25ppm.
Photphat: Có thể là một nguyên nhân gây rêu mọc nhanh ở bể nuôi cá ăn mồi là do yêu cầu của các loài cá này, ví dụ như loại cá đòi hỏi nước cứng. Hơn nữa thức ăn cho cá đều gia thêm photphat, do vậy bạn phải hạ thấp mức photphat trong bể chuyên nuôi các loại cá châu Phi.

Các biện pháp kiểm soát rêu

Thay nước đều đặn: Không những giảm những chất dinh dưỡng thừa có lợi cho rêu, còn làm cho cá có nước sạch, bảo đảm sức khỏe tốt.
Giảm ánh sáng: Nếu bể có rêu mọc giảm cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng, tránh để nắng chiếu trực tiếp vào.
Xem lại chất lượng nước sử dụng: Phải đảm bảo nước dùng cho bể có photphat và nitrat dưới giới hạn – hai chất này làm rêu mọc nhanh.
Rong phải khỏe: Ngoài việc thay nước thường xuyên, cây rong phải sống tốt. hút hết chất dinh dưỡng mà rêu cần, do đó cũng giảm được lượng rêu phát triển.
Giảm thức ăn: Do quá thừa thức ăn sẽ đưa đến nồng độ nitrat cao làm rêu phát triển.
Thả cá ăn rêu: Có rất nhiều loài cá ăn rêu, có thể thỉnh thoảng thả thêm loài tỳ bà mũi có nhiều tua thêm vào bể cá ăn mồi, trong một vài đêm 1 con tỳ bà loại này có thể ăn hết được rêu.
tỳ bà ăn rêu
Con tỳ bà loại này có thể ăn hết được rêu trong một vài đêm

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Thức ăn tự chế biến: tim bò -tham khảo


Tham khảo từ Hướng dẫn làm thức ăn tim bò cho cá dĩa
Thức ăn tim bò là 1 trong những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cá dĩa, đồng thời là nguồn thức ăn khoái khẩu của cá dĩa. Có nhiều cách chế biến thức ăn tim bò cho cá dĩa, sau đây TDCC xin giới thiệu đến các bạn 1 cách khá đơn giản và hiệu quả.

Cách chế biến tim bò làm thức ăn cá dĩa (Phương pháp thứ 1)
Tổng khối lượng thức ăn là 8.5 kg, bạn có thể gia giảm thành phần theo ý mình:

3.5 kg tim bò đã lọc sạch gân và mỡ.
1 kg gan bò đã lọc gân.
2 kg sò điệp (scallop)
1 kg tôm đông lạnh.

1/2 ly lecithin (chiết xuất từ lòng đỏ trứng hay đậu nành)
1 ly bột mì
100 g bột tảo spirulina
1 muỗng trà bột can-xi (khó kiếm nên thiếu cũng không sao!)
4 ly rau cải bó xôi non xay nhuyễn (tôi thích dùng cải bó xôi non vì lá rất mềm và ít cành; vả lại cây này chợ nào cũng bán)

Bước 1
Rửa sạch tim và gan bò rồi xay nhuyễn, sau đó cho thêm lecithin, bột lúa mạch và bột can-xi (calcium lactate) nếu có. Xay thêm lần nữa để trộn đều.

Bước 2
Trộn tôm, sò điệp với tảo spirulina rồi xay nhuyễn.

Bước 3
Bây giờ, trộn đều tim bò, hải sản và cải bó xôi với nhau.

Bước 4
Tôi sử dụng giấy silicon nhưng giấy bóng kiếng cũng tốt, cắt thành tấm vuông, đổ vài muỗng thức ăn vào chính giữa rồi gói lại. Lập lại quy trình này cho đến khi gói hết thức ăn. Đậy kỹ trong hộp nhựa, tôi thường ghi chú ngày làm để biết thức ăn được tiêu thụ trong bao lâu.

Bước 5
Bỏ tất cả vào ngăn đông lạnh. Khi cho cá ăn, tôi thích rã đông một chút (chuyển từ ngăn đá sang ngăn mát), khoảng 4 giờ trước khi cho cá ăn. Thức ăn vẫn còn khá đông nhưng dễ vỡ trong nước hơn.
Cá Cảnh
Tim bò cho cá dĩa

Cá Cảnh
Gan bò cho cá dĩa

Cá Cảnh
Bột can xi

Cá Cảnh
Bột mì

Cá Cảnh
Lecithin

Cá Cảnh
Cá Cảnh
Cá Cảnh
Cài bó xôi xay nhuyễn



Cá Cảnh
Tôm đông lạnh


Cá Cảnh

Cá Cảnh
Bột tảo spirulina

Cá Cảnh
Đóng gói thành phẩm




-------------------------------------------------------------------------------------

1.8 kg tim bò xay
450 g tôm biển
360 g cải bó xôi
240 g cà rốt
6 nhánh tỏi
1 muỗng bột ớt chuông (paprika)
60 g chất kết dính

Nếu bạn không muốn mua tim bò nguyên trái ngoài tiệm thì có thể mua tim bò xay về để chế biến. Tim bò xay sẵn giúp bạn tiết kiệm thời gian sơ chế.

1) Rã đông tim bò bằng cách để dưới vòi nước chảy
Cá Cảnh
2) Đun sôi 4 ly nước

3) Bỏ lá cải bó xôi vào
Cá Cảnh
4) Vớt cải để một bên, giữ lại nước cải

5) Rửa sạch và cạo vỏ 4 củ cà rốt. Xắt miếng. Đun sôi bằng nước luộc cũ
Cá Cảnh
Vớt cà rốt để một bên, giữ lại nước luộc, bạn sẽ sử dụng nó sau này
Cá Cảnh

6) Cho cà rốt và cải vào máy xay và xay đều
Cá Cảnh
7) Lột vỏ và rửa sạch tôm. Xay thật nhuyễn
Cho tôm và tim bò vào tô lớn.
Cá Cảnh
8) Cho thêm hỗn hợp cà rốt & cải xay nhuyễn... nhào thật kỹ bằng tay (trộn bằng tay đỡ phải thêm nước)

9) Thêm 1 muỗng ớt chuông và trộn bằng tay
Cá Cảnh

10) Giã nát 6 nhánh tỏi và tiếp tục trộn đều
11) Trộn thật đều bằng tay

12) Còn nhớ nước luộc rau? Sau khi đun thì còn khoảng 3 ly

13) Trộn đều 60 g chất kết dính cùng với hai ly nước trong một tô lớn. Từ từ đổ tất cả vào nồi nước luộc rau đang sôi.
Cá Cảnh
Để nguội, từ từ đổ dung dịch vào tim bò và trộn đều. Đặt tất cả vào tủ lạnh và đợi khoảng 3 giờ.
Cá Cảnh
Gói tim bò bằng giấy bóng kiếng… tỷ lệ tùy theo ý của bạn (tổng cộng có khoảng 2.7 kg thức ăn).
Cá Cảnh
Đặt tất cả vào NGĂN ĐÁ!
Cá Cảnh
Một khi tim bò đông lạnh thì bạn có thể đem cho cá ăn!

Cho ăn: rã đông khoảng 3 phút. Bẻ hoặc cắt từng mảnh để cho cá dĩa ăn

Lượng thức ăn này đủ nuôi khoảng 20 con cá dĩa trong cả năm… và luôn nhớ rằng… thức ăn và nguồn nước chất lượng đem lại SỨC KHỎE CHO CÁ DĨA!

Nguồn: Sưu tầm tổng hợp kiến thức kinh nghiệm nuôi cá dĩa ( Diễn đàn cá dĩa - Thiên Đường Cá Cảnh )http://thienduongcacanh.com/threads/huong-dan-lam-thuc-an-tim-bo-cho-ca-dia.907/

Thức ăn tự chế biến

Tôi yêu cá vàng tha thiết. Càng ngày càng yêu và nghiện. Tôi thích sự hiếu động của chúng. 
Tôi muốn tự tay chế biến những món ăn để các bé thay đổi khẩu vị hàng tuần.như chế biến thức ăn cho trẻ em ăn bột.
Nguyên lý chung: hiểu về vitamin và khoáng chất, hiểu về thức ăn kỵ nhau. Cách chế biến chung là tạo thành một hỗn hợp, kết hợp với bột đông sương ( nguyên liệu nấu thạch), xay nhuyễn và hấp cách thuỷ. Để lạnh ăn dần, thái nhỏ vừa miệng cá, ăn đến đâu thái đến đấy.  Đàn cá nhà tôi ăn một tuần/1 bát ăn cơm. Mỗi tuần một vị. Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 lần sáng và tối. Bữa trưa ăn nhẹ với rau xanh: xà lách, rau mùi, rau thơm, rau muống, rau cải( rau sống), hoặc rau muống luộc, rau cải nấu canh, suplo(chín-mềm). Nói chung là người ăn gì thì cho cá ăn đấy, phần rau xanh để cá không bị táo bón và bổ sung dinh dưỡng. Khẩu phần rau xanh nên chọn lá, hoặc rau mềm, hoặc rau đã chín, không cho cuộng và gân cứng, hoặc rau cứng ( bắp cải sống) cá không ăn được. Cho ăn 1-2 bữa /ngày hoặc nhiều bữa nhỏ như g hãy nhớ một điều: CHO CÁ ĂN NHIỀU VỚI MONG MUỐN CÁ BÉO LÀ GIẾT CÁ, MỆT MÌNH VÀ DƠ NƯỚC. HOẠ TỪ MIỆNG MÀ RA, BỆNH TỪ MIỆNG VÀO.
Thực đơn:
1. Bí đỏ, trứng gà, vitamin, tôm ( tươi hoặc khô), bột tôm công nghiệp, chất lên màu cá đĩa.
2. Bí đỏ, tỏi, tôm, chất lên màu, bột đậu xanh.
3. Thịt bò, tim bò, tỏi, vitamin, chất lên màu
4. Trứng gà, bột đậu nành hạt sen có bổ sung canxi ( gói sẵn), chất lên màu
5. Bột protein hàm lượng đạm cao, cá hồi, vitamin
...
Còn rất nhiều thực đơn, từ đơn giản đến phức tạp. Không đi chợ được thì xà xẻo của vợ của mẹ, trong tủ lạnh và trong nhà luôn có sẵn, không thứ nọ thì thứ khác. 
Giới thiệu sơ lược về nguyên liệu - phụ gia:

1. Bột đông sương (aga)- nguyên liệu làm thạch. Bản chất là để làm đông, không tan ra trong nước. Dễ mua, chợ nào dù lớn dù bé cũng bán.
2. Bột tôm công nghiệp: Bột vỏ tôm là phụ phế phẩm của ngành công nghiệp chế biến. Tôm bị loại ra trước đông lạnh hay sau quá trình chế biến được xử lý bằng cách phơi khô hay sấy. Trên thị trường hiên nay có một số loại bột tôm tùy thuộ vào loại vật liệu thô đươc sử dụng. Nó có thể chứa tôm hoặc các bộ phận của tôm chẳng hạn như đầu hoặc vỏ. bột tôm cũng có thể được làm từ tôm tươi. Trong bột tôm, một phần của protein thô là hình thức của kitin.
Đối với thủy sản: Bột tôm là thức ăn rất tốt cho cá do protein thô cao và khả năng tiêu hóa cao (84,29%) nó có tác dụng kích thích tăng trưởng cho cá.
3. Thuốc lên màu cho cá ( có chủ đề riêng)
4. Tim bò- thịt bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm. 
Thức ăn tim bò là 1 trong những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cá, đồng thời là nguồn thức ăn khoái khẩu của cá. Tim bò giúp cá dày mình. 
(Xem thêm tại chủ đề chế biến tim bò)
5. Vitamin, canxi, protein: tôi chọn loại tốt nhất dành cho người,  người cũng cần cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, hàng ngày huống hồ cá yêu. Lại xà xẻo của người thôi. Tôi ưa thích loại cô đặc, dùng cối thuốc nghiền mịn ra rồi trộn vào hỗn hợp.  
6. Tỏi: tỏi vẫn là bài thuốc tiên, trong cả đông y lẫn tây y, lẫn ẩm thực. Tăng sức đề kháng tự nhiên cho cá. Có thể dùng tỏi tươi hoặc Viên tỏi ( nhập khẩu). Chú ý một số thức ăn kỵ vơis tỏi.
7. Bí đỏ: rất giầu beta caroten, tiền tố vitamin A. 
8. Cá hồi. Dinh dưỡng, lên màu cơ. 

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Hệ tiêu hoá của cá vàng- ứng dụng

dịch bài từ link the-goldfish-digestive-system

Giới thiệu:
- Hệ thống tiêu hoá của cá vàng rất kỳ thú bởi vì nó không có dạ dày. Điều này có nghĩa là thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa nhanh hơn các loài động vật có dạ dày (dạ dày là nơi chứa thức ăn, giúp thức ăn xuống ruột từ từ). Điều này có nghĩa là ruột cá sẽ chia ra thành nhiều phần thực hiện những chức năng khác nhau trong đó có chức năng của dạ dày. Toàn bộ hệ thống tiêu hóa của cá vàng tương đối dài, thông thường là gấp đôi chiều dài cơ thể (McVay 1940), và được chia thành những phần có chức năng sinh lý khác nhau.




1) Miệng, hầu, thực quản:
- Thức ăn đầu tiên sẽ qua miệng cá. Con cá vàng mở miệng hút, thức ăn sẽ vào miệng cùng với nước. Nước được tống ra ngoài qua mang cá, còn thức ăn được giữ lại trong miệng. Thức ăn sau đó xuống hầu, vị trí phía sau miệng. Tại hầu có cơ quan vị giác, nằm dọc những chiếc răng (được gọi là răng hầu), răng sẽ nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ để sau đó trôi xuông ruột. Thông thường có 4 cái răng mỗi bên hầu, mỗi chiếc răng có 1 chiếc nhỏ dự bị nằm chờ bên dưới, những chiếc này phòng trường hợp những răng chính hư chúng sẽ mọc lên thay thế (MCVay 1940). Sau khi thức ăn được nhai bằng răng hầu, chúng sẽ trôi xuống đoạn thực quản rất ngắn và đi thẳng vào bóng ruột.



Hình ảnh răng cá vàng (răng-hầu)



2) Bóng ruột
- Ruột cá vàng có thể được chia thành 2 phần: bóng ruột (hay ruột giữa) và ruột đoạn đuôi (hay ruột đoạn cuối). Chức năng của đoạn bóng ruột là nơi tạm thời chứa thức ăn và hấp thu mỡ (lipid) khi thức ăn đi qua (Caceci 1984). Bóng ruột có khả năng co dãn để tạm thời chứa được thức ăn, dãn gấp 3 lần kích thước bình thường (McVay đo ngay sau khi cho cá ăn, 1940).

3) Ruột đoạn đuôi
- Ruột đoạn đuôi là phần cuối của hệ thống tiêu hóa của cá vàng. Đường kính của nó hẹp hơn bóng ruột, và nó không có khả năng co dãn giống như bóng ruột (McVay 1940). Chức năng của ruột đoạn đuôi là hấp thu protein của thức ăn (Caceci 1984).

Kết luận - ứng dụng
- Biết được thêm về hệ tiêu hóa của cá vàng có thể giúp cho người chơi chọn thức ăn thích hợp nhất cho chúng. Bởi vì thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa rất nhanh, cá vàng nên được cho những loại thức ăn dễ và nhanh hấp thu. Vì cá vàng không có dạ dày, nên chúng chỉ có thể chứa thức ăn trong 1 thời gian ngắn, với số lượng thức ăn có hạn, do đó cá vàng nên được cho ăn thành nhiều bữa nhỏ với số lượng thức ăn ít thay vì cho ăn 1 bữa/ ngày với số lượng thức ăn nhiều. Một bữa ăn/ ngày có thể gây nguy cơ quá tải hệ tiêu hóa và thức ăn sẽ làm tổn thương lên ruột của chúng.


Tài liệu tham khảo:
Caceci, T. 1984. Scanning electron microscopy of goldfish, carassius auratus, intestinal muscosa. Journal of Fish Biology. 25: 1-12

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Bệnh cá vàng - bệnh xù vẩy kèm theo phù nề - "sình" Bụng


Cá vàng bỏ ăn, lười vận động , nằm IM góc bể, thâm chí không buồn thở nói gì đến việc bơi lội tung tăng và bắt mồi. Đối với các dòng cá duôi và vây dài, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ vây kỳ, đuôi, vây bơi của cá rủ ủ rũ, không căng kỳ, không xòe đuôi. Kèm theo Bụng trương phềnh, béo ú một cách bất thường. Xù vẩy, đôi khi mất thăng bằng,   hơi chổng và khó khăn khi bơi, năng nề, khó lái, không linh hoạt.


 Nhìn kỹ gần gốc đuôi và trên  cơ thể cá có những nốt sạm đen bất thường.
 cá chụp để trên đèn bể giúp các bạn dễ nhìn thấy toàn bộ vẩy xù hết và cơ thể trở nên "béo tròn"

Nếu xem ký trên cơ thể cá có vài vết đen, hoặc tối sẫm màu.

Cá yếu, tuột nhớt và phân "không cười". 

CÁ yếu đi rất nhanh, một phần vì bỏ ăn, một phần sức đề kháng kém nên bị tấn công từ bên trong lẫn ngoài da, màu cá bợt đi rất nhanh.
Cá sẽ lên đường sau thơi gian tính bằng ngày (vài ngày thoi thóp).
Loạt hình ảnh trong bài là 1 trong 2 em của mình ra đi vì bị xù vẩy. Đây là em đầu tiên.
Đến ca thứ 2 liên tiếp, mình vẫn chưa cứu được.

(yếu tố thời tiết lúc 2 em bị bệnh và ra đi: Hà nội mùa đông, lạnh sâu dưới 17 độ, không sưởi. - Nói them về sưởi, từ trước đến nay mình nuôi cá vàng không dùng sưởi, cả đàn "lớn" vẫn khỏe mạnh, hiếu động, ăn khỏe, mình theo dõi qua mấy mùa đông lạnh khắc nghiệt của hà Nội mà đàn cá không sao. Tuy nhiên có thì chắc tốt hơn, cá khỏe hơn.)
Cả đàn đông vẫn khỏe mạnh và hiếu động nên mình tạm loại trừ yếu tố về nhiệt độ và ngộ độc thức ăn.






















Ở một bài khác mình sẽ nói về cách điều trị để giúp các anh em giảm thiệt hại và tổn thất bởi chính những con cá yêu nhât của mình.

Bài - Ảnh - cá do Vũ - Tất Thành cung cấp.

Bệnh cá vàng - ngộ độc thức ăn


Hiện tượng:
Chả hiểu sao từ hôm qua đến giờ mặt, mồm con này bị sưng húp và bầm tím cả lên. 

Mắt thì có vẻ lồi ra, vây bơi và vây bụng thì xuất hiện nhiều tia máu. Cao nhân xem giúp và chẩn đoán xem e nó bị bệnh gì với :(( 


"Như đã trình bày về tình trạng bệnh tật của e nó ở topic trước. E nó bị ngộ độc giun, gây nhiễm khuẩn bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề, vảy cá bị kênh lên dẫn đến tình trạng suy thận.


Chiều tối qua còn than vãn với 1 số ae vì bệnh càng ngày càng nặng, khó có thể qua khỏi. Tình trạng hôm qua của e nó là mặt mũi tím đen cả lại, vảy kênh lên khá nhiều (do ko có hy vọng lúc đó nên ko chụp ảnh để đối chiếu, nên dùng tạm cái ảnh khi đang bị nhẹ hơn mà đã trông ghê như thế)
Sau khi đã được  Nguyen Tuan Minh mách nước dùng Metronidazol nhưng tình trạng ko đỡ mà còn nặng thêm, nhưng vẫn hy vọng 1 công thức nào đó. Chiều qua chợt nghĩ đến Boganic thuốc nam mà hiệu quả khi đã bàn với Đặng Sơn Hải thì tối đến đành đánh liều vs số phận xem sao (còn bị cho là điên rồ vì nó là lợi gan, đâu liên quan đến thận, nhưng mục đích thuốc đó nó có thể giải độc :D).
Thật kỳ diệu, tối qua trước khi đi ngủ thay 50% nước và đánh Boganic (cũng không hy vọng mấy), thì 8h sáng hôm sau ngủ dậy thấy e nó bơi tung tăng và bầm tím đã tan đến 80%. Nét mặt đã hồng hào trở lại, bớt sưng khá nhiều, vảy ko còn kênh lên nữa 


------- Phương pháp điều trị -------

Bài thuốc và lượng nước gồm:

- 2 viên nén Boganic bao đường (công dụng ae có thể tham khảo trên web)
- 5 thìa muối đầy (hơi đậm đặc 1 chút)
- Khoảng 30 lít nước 
- Sủi oxy
- Chậu đỏ cho nó rực rỡ =))


Giã 2 viên thuốc Boganic rồi dùng tay bóp bóp cho nó vỡ vụn ra (thuốc nam ko đc mịn như thuốc tây), cho vào cốc nước khuấy đều lên, 1 phần tan hết, 1 phần ko tan hết. Không sao, cứ đổ thẳng vào chậu, phần ko tan e ý sẽ oánh chén để thuốc ngấm vào cơ thể nhiều hơn 

Còn lại là chờ đợi
P/S: Thật vui khi e nó đã khởi sắc trở lại nhanh đến thế, có thể coi đây là phương thuốc mới cho cá vàng không nhỉ 

, chúc ae có những e cá khỏe mạnh, ít bệnh nhất "



Cách điều trị: Mitto Boomee

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Bệnh cá vàng - bệnh thối vây

Bệnh cá vàng - bệnh tuột nhớt

Bệnh cá vàng - bệnh sình bụng - bong bóng



Thêm một trải nghiệm chữa cá vàng bị chúi đầu do đường ruột:
Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn (chưa đầy 1 tháng) đã có 3 phản hồi thành công khi các bé cá vàng bị chúi đầu, ngửa bụng với phác đồ dùng cốm vi sinh (men tiêu hóa trẻ em dạng cốm) - LOẠI NÀO CŨNG ĐƯỢC, MIỄN LÀ CỐM VI SINH HỖ TRỢ TIÊU HÓA TRẺ EM.LƯU Ý: MEN TIÊU HÓA CHỈ CÓ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHỔNG ĐÍT MÀ NGUYÊN NHÂN BẮT NGUỒN TỪ HỆ TIÊU HÓA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC:

1) - Số Độc Đắc - Trần Đức với em lan thọ ngũ hoa chúi đầu kinh niên mỗi khi ngừng bơi. Một dạng bong bóng nhẹ và gần như không ảnh hưởng nhiều đến cá. Sau 3 lần dùng 3 gói cốm vi sinh như trong hình (đổ thẳng vào như cho cá ăn cám viên ấy. Các em xơi hết đến 90% cốm, còn lại 10% bị hòa tan vào nước thôi). Hiện em này khỏi 100%, bơi như chưa bao giờ được bơi, cũng chả còn thấy chúi nữa.

3) Mitto Boomee: "Thật là kì diệu. Con Lionchu bị chổng đít nhẹ, cứ đêm xuống tắt đèn là người nó dựng đứng cả lên. Chữa chạy hết 1 hộp men tiêu hóa mà chả có tác dụng gì. Nản nên chả chữa nữa, nhưng hôm kia được mách dùng loại cốm vi sinh, thể là hôm qua táng cho 1 gói, hnay thấy khỏi luôn 
Bài thuốc dùng cốm tiêu hoá của trẻ em áp dụng với bong bóng nhẹ do tiêu hoá-anh trần đức.
=======================================================================


Hỏi:
Nhà mình có 1 bé ranchu bị bệnh bong bóng, cá mới bị vài tuần, thường hay chúi đầu, khi ăn no thì nổi lên mặt nước, thỉnh thoảng ngửa cả bụng. Vẫn ăn khỏe, ngửa 1 lúc lại bơi được bình thường. Có anh chị nào biết cách điều trị chỉ giùm em nha ?

Trả lời:
(Kinh nghiệm của nickname: xxrongnuixxx thành viên diendancacanh.com)


“Bạn cho cá ăn đậu xanh không vỏ luộc lên đi, nếu nó còn ăn được. Bây giờ bạn cho nó nhịn đói không cho ăn gì ngoài đậu xanh. Giờ không cứu thì đằng nào nó cũng die thui. Nhà mình có con hạc đỉnh hồng 3 ngón cũng bị như vậy và còn bị lũng đầu nữa mà nó ủ rũ tưởng như sắp chết, nhả nhớt tanh rình khi cầm trên tay. Mà nó còn ăn đc nên mình bỏ đói nó sau đó mình mua đậu xanh về cho nó ăn và sát thuốc tetra trực tiếp lên đầu (không để thuốc vô mang và mắt cá). Được có hơn 2 tuần là nó gần như bình thường lại rùi. Khi cho ăn đậu xanh nước sẽ có bọt giống đánh thuốc (tetracylin), khá là đục. Nó còn khỏe  và còn ăn đc là khả năng cứu sống rất cao.

Nhớ bỏ tý tetra cho nó không bị nhiễm khuẩn nha (tại nước dơ – tetra dùng để dưỡng cá khỏe hơn, không bị nhiễm các bệnh khác trong thời gian này). Chỉ cho ăn đậu xanh thui đừng cho ăn thức ăn viên. Nhớ luộc gần nát đậu xanh cho nó dễ tiêu.

Mình cho nó ăn đậu xanh 2 ngày xong, bỏ đói 2 ngày. Ngày cho ăn 1 lần thui, ăn 1 lượng ít ít thui. Sau đó mình cho ăn lăng quăng hay bo bo để cá lấy lại sức tại vì đậu xanh chỉ là bột không có protein cá đói. Xong rùi lại cho ăn đậu xanh.

Bây giờ nó đã khỏe mạnh lại. Bạn có thể cho nó ăn tim bò cho nó lấy lại sức khỏe nhanh. Trị cá thì phải từ từ. Bạn nóng vội là nó die đó.

Ngâm tetra thì coi chừng cá không chết vì bong bóng mà chết vì tetra quá liều. Nên bỏ thật là ít thui, bằng 1/4 liều lượng chuẩn thui (nên pha 1 viên = 90 lít nước). Cá bạn yếu nên áp dụng liều này. Trị bệnh ngứa , rùng mình thì = 60 lít/1 viên. Tetra ngoài trị bệnh ra còn có tác dụng dưỡng cá rất tốt khi bị tuột nhớt.

Sau khi nó hết bệnh bong bóng bạn duy trì 1 tuần 1- 2 bữa đậu xanh nha. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mình chơi cá dĩa cũng 3 năm nên có chút kinh nghiệm trị bệnh chia sẻ. Chúc cá bạn mau khỏi bệnh !

p/s: đánh thuốc tetra 2 ngày , nghỉ 1 ngày sau đó tiếp tục như vậy . thay nước 60 % hằng ngày."

Hỏi:
Cá nhà em bị bong bóng nặng thường nổi lưng và bụng lên trên mặt nước. Khi bị trồi lên mặt nước chỗ da cá tiếp xúc với không khí hay bị nhiễm khuẩn, thối, cháy da... Cá rất nhanh chết vì khó vận động và bị cháy lưng/ bụng. Cho ăn đậu xanh cà nhuyễn cá vẫn chết sau một thời gian vì kiệt sức. Bác nào cứu được ca này không ?

Trả lời:
(Theo kinh nghiệm thực tế của Số Độc Đắc):

Thường khi cá vàng bị bệnh bong bóng nặng rất khó chữa. Tuy nhiên quan điểm của mình là còn nước còn tát. Riêng trường hợp cá bị bong bóng nặng, hay chổng đuôi, nổi lưng hoặc ngửa bụng lên mặt nước, nếu sức khỏe của cá vẫn tốt thì mình có cách sau để hạn chế việc cá nổi lên mặt nước, qua đó phục hồi sức khỏe của cá và kéo dài thời gian điều trị (cơ hội cứu được cao hơn).

Chuẩn bị:
- 1 bể dưỡng tối thiếu 30 lít nước (càng rộng, bề mặt càng thoáng càng tốt, tuy nhiên không cần to quá, dao động từ 30 đến 60 lít nước, sâu tối thiểu 25cm đến 35cm mực nước nhé). Không nhất thiết phải là bể kính, có thể tận dụng chậu nhựa, thùng nhựa, thùng xốp… miễn là đạt được yêu cầu như trên và có thể dùng được lâu dài.

- Bèo nhật, bèo hoa dâu và các loại tương tự: bèo to hơn mồm cá để cá không ăn hết bèo (chống chỉ định bèo tấm vì cá chén hết cả bèo, chén vào càng nổi mạnh). Chuẩn bị bèo đủ để rải kín tối thiểu ½ bề mặt nước của bể dưỡng nói trên, tối đa là chiếm toàn bộ diện tích mặt nước (không sợ cá chết ngạt đâu). Ngoài ra cần có dự phòng trong trường hợp cá ăn thì bổ sung thêm cho kín bề mặt cần rải bèo.

- 1 thanh tre, gỗ, nhôm hoặc nhựa… đủ để làm thanh chặn bèo không cho bèo tràn sang phần mặt nước chỉ định làm mặt thoáng lấy ô xy cho bể, đây cũng là nơi cho cá ăn, cá thở, đặt máy lọc…

- Bộ lọc nước (lọc thác, lọc treo, lọc + hộp lọc…) công suất tương đương thể tích bể à phải có để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá nhanh khỏi bệnh.

Điều trị:
- Sau khi đổ đủ nước đã được khử clo, rải đủ bèo kín 2/3 mặt bể, gắn bơm lọc hoạt động tốt ta tiến hành bắt cá sang bể dưỡng này. Bình thường cá sẽ bơi lội được tung tăng dưới lớp bèo. Vì hầu hết mặt bể đã phủ kín bèo nên khi bị nổi lên rễ bèo và thân bèo sẽ tự động cản việc nổi lên của cá. Nếu mệt cá nằm yên trong đám bèo nghỉ dưỡng sức. Khi khỏe hoặc cần nổi lên ngớp ô xy nó sẽ tự bơi đi một cách bình thường. Đây là cách “dìm” cá bị bong bóng luôn luôn ngập trong nước hoàn toàn tự nhiên, tự động, không cần phải cưỡng bức như cách dùng rỗ hay lưới (cá hay chết vì không ngoi lên mặt nước thở được).

- Chuẩn bị xong rồi thì ta áp dụng công thức điều trị như kinh nghiệm của bạn xxrongnuixxx đã nói ở trên. Vì có bèo, bể rộng, cho cá ăn ít, cá không bị nhiễm khuẩn vì thời gian phơi bụng trên mặt nước nên ta cân nhắc việc đánh thuốc hay không các bạn nhé.

- Bể có lọc, nước tốt, cá ăn ít, có bèo nên thời gian thay nước cũng có thể áp dụng hàng ngày (quá tốt) hoặc vài ba hôm đến 1 tuần 1 lần (nếu không đánh thuốc). Lượng nước thay ra không nên quá 50%. Việc rút nước ra và chêm nước vào nên làm nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm xáo trộn mạnh (hỏng bèo, ảnh hưởng cá).

- Khuyến cáo nên để bể dưỡng ở ban công, sân thượng (nơi có ánh sáng mặt trời). Vị trí có ánh nắng sẽ tốt cho bèo phát triển, kích thích rêu xanh phát triển và đặc biệt tốt cho cá, nhất là cá đang bị bong bóng.

Chúc bạn cứu được chú cá thân yêu của mình !




Bệnh cá vàng - bệnh nấm - ký sinh trùng

ahttp://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/178424-C%C3%A1c-b%E1%BB%87nh-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-g%E1%BA%B7p-%E1%BB%9F-c%C3%A1-v%C3%A0ng-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n-c%C3%A1ch-x%E1%BB%AD-l%C3%BD


Bệnh cá vàng: bệnh đường ruột



Đối với cá vàng , bệnh bỏ ăn , lười bơi , nằm góc , đi phân trắng . . . còn nguy hiểm hơn cả nấm . Vì nếu bị nấm mà ko có biểu hiện đường ruột thì chữa rất dễ , có khi chữa 6 đến 12 tiếng đã khỏi .

Nhưng đường ruột sẽ khiến cá căng thẳng đau đớn mà ko kêu được , thở hồng hộc , tới khi suy yếu , nấm sẽ tấn công , khiến lở mình , lở mào , loét vây , thối vẩy . . . 


Trong lúc này mà ngâm kháng sinh nhiều ngày cá cũng ko khỏi . Giỏi lắm thì cá sẽ tạm khỏe lên , rồi lại bệnh nặng hơn . Nếu kiên trì ngâm muối + tetra + kháng sinh + Metilen thì cá sẽ suy thận mà chết . Nói cách khác , chúng ta đã chạy chữa theo biểu hiện bên ngoài của bệnh , chứ chưa chữa đúng bệnh .

Vì vậy , phải biết quan sát chuẩn xác thái độ của cá . Nếu đúng là bỏ ăn , ánh mắt đau đớn , nằm góc , đi phân trắng , hoặc mãi ko thấy ỉa thì hãy chơi luôn bài thuốc sau :
Metronidazon 250mg (6 viên cho bể 1m2) + 1/2 gói thuốc Relive cho La Hán và cá đĩa (Giá 25k 1 gói) . Mỗi ngày có thể thay hết nước , lặp lại liều mà ko sợ chết cá . 3 ngày sau là khỏi . Nếu bể bật sủi lọc trong vắt thì ko cần thay nước , lặp lại liều là xong .
Trong trường hợp muốn tiết kiệm thuốc thì rút nước thấp trên mình cá và giảm liều xuống . Còn thật ra nếu giàu thì ko cần rút nước , để cao tít cũng chẳng sao .
Sau 1 ngày cá sẽ đòi ăn trở lại , ko cho ăn . 3 ngày sau hãy cho ăn , cẩn thận thì 4 ngày .
Nên đánh thuốc trực tiếp trong bể để diệt những loại khuẩn gây bệnh đường ruột trong hộp lọc và bể luôn .
Sau 1 hoặc 2 tuần , nước trong bể ko cần thay đó sẽ phát triển vi sinh có lợi cho cá . Vi sinh mạnh đến nỗi có thể vinh viễn ko cần thay nước , vì nó ăn hết cả phân . Có thay chăng thì thay lớp bông lọc trên cùng . Cá vàng cũng ko cần sưởi . Nhiều khi chính sưởi làm cá vàng ra đi nhanh hơn .
Ghi chú :
Nếu chỉ dùng Metronidazon ko kết hợp Relive thì chẳng có tác dụng gì và ngược lại .
=============================
Nằm trên mặt là biểu hiện bắt đầu nặng , và thường là kèm theo đột tử . 
=============================
quan sát cá . Nếu mãi ko thấy ỉa , hoặc phân trắng thì làm ngay . Hơn nữa yêu cá quá , nghĩ rằng cho ăn nhiều để béo đẹp là giết cá đấy nhé !
Còn nếu ăn ị bình thường , là cho ăn ngon và no quá . Cá bị say . Nếu còn vẫn có thói quen cho ăn như vậy . Khi giảm ko cho ăn nhiều , cá cũng chết . Mà cho ăn no thì đột tử vì vỡ ruột .
==============================
Bể thường có con yếu con khỏe , khi em bắt bể kiêng ăn , thì con khỏe cũng phải kiêng theo . Cho con khỏe ăn trong lúc chữa , cũng là giết chính nó và các con còn yếu khác .
==============================

Nếu muốn cho ăn nhiều thì phải chia nhiều bữa , mỗi bữa 10 hạt , ăn hết , 30 phút sau lại cho . Cá nhanh béo những , làm như vậy bể có nguy cơ phát triển giun trắng .
==============================
Một con cá khỏe sẽ ỉa sau 2h ăn . Thâm chí nếu cho ăn liên tục , nó có thể ỉa liên tục .
===========================

Cá vàng sinh sản - ép đẻ - chăm sóc cá con

Xem các video để hiểu thêm về cách ép các vàng sinh sản
https://www.youtube.com/watch?v=Ueqx2Zy03D0
https://www.youtube.com/watch?v=Ueqx2Zy03D0



https://www.youtube.com/watch?v=I0b4HVrhybo
https://www.youtube.com/watch?v=I0b4HVrhybo

Cá mới về bể

Bài viết đang được cập nhật

Nhiều anh em khi mua cá về thường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà bỏ qua bước dưỡng cá mới mua từ tiệm về. Kết quả, hầu hết là không vấn đề gì, nhưng đôi khi có 1 số con "ra đi". Tệ hơn, một số trường hợp lây bệnh ra cả bể cá cũ đang nuôi ổn định. Qua chia sẻ, một số anh em cho rằng, do HÊN - XUI thôi.

Với tôi, qua trải nghiệm thực tế thấy rằng, việc mua cá mới từ tiệm về và một số con cá trong số đó "ra đi" không phải là do hên - xui. Nó có nguyên nhân và kết quả của nó. Phân tích thì dài dòng, vậy xin đi thẳng vào vấn đề dưỡng cá làm sao để hạn chế tối đa cái sự "ra đi" của những thiên thần bé bỏng này.

Cá mới ở tiệm về đều chung đặc điểm là YẾU do vận chuyển, do thay đổi môi trường nước, thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng... Cũng trong quá trình vận chuyển, cá yếu nên dễ mắc một số mầm bệnh. Hầu hết sau khi ổn định cá sẽ khỏe mạnh, một số ít sẽ chết vì 2 nguyên nhân: (1) Bệnh tật (2) Môi trường (bao gồm thay đổi tính chất vật lý của nước như chênh lệch PH (rất quan trọng), chênh lệch nhiệt độ...)

Đáng tiếc là trong "số ít" những em "ra đi" lại rơi vào những con cá ưng ý mà ta đã chọn. Vậy tốt nhất ta nên tìm cách giữ nó lại, đừng để nó "ra đi" bằng cách DƯỠNG CÁ.

Ngay sau khi đọc xong bài này thì ta nên "thủ sẵn" 1 cái thùng xốp (lý tưởng nhất) hoặc xô, chậu, bể kính... giành riêng ra để dưỡng cá(mà dùng để chữa cá bệnh, tách đàn cá cũng tốt). Tối thiểu 10 lít nước nhé, càng to càng rộng càng ngon ! Nếu nhà có ban công, sân thượng mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì ta đổ luôn nước máy vào mà ngâm cho nó lên rêu xanh, khi cần ta thay nước mới vào và thả cá được ngay.

1) - Dành cho dưỡng cá "khỏe mạnh" - tức là theo cảm quan ta thấy cá khỏe mạnh thì áp dụng phương pháp (1) này:

- Trước khi thả cá vào dưỡng ta nhỏ thuốc hiệu Bensol (10k/1 lọ dùng bét nhè), liều lượng 1 giọt/ 5 lít nước. Tác dụng: diệt ký sinh trùng và phòng ngừa nấm, chống nhiễm trùng. Bensol cực kỳ hiệu quả đối với trùng mỏ neo, trùng bánh xe, rận nước... lại không ảnh hưởng sức khỏe cá nên các bạn cứ yên tâm dùng. Dùng đúng liều lượng chỉ dẫn cá chỉ có khỏe lên mà thôi.

+ Ngày 1: Thả cá vào bể dưỡng có Bensol, ngày đầu cho nhịn ăn
+ Ngày 2: cho ăn rất ít, có thể thay nước hoặc để nguyên nếu nước vẫn sạch, bổ sung tiếp liều lượng Bensol như ngày 1 (không sợ quá liều nhé, dù thay nước hay không thay nước vẫn nhỏ đủ 1giọt/5 lít).
+ Ngày 3: Lặp lại giống ngày 2, tốt nhất nên thay nước từ 30 đến 80% nước cũ (tùy tình hình mà quyết).
+ Ngày 4: Nếu cá ăn khỏe, vây kỳ căng, cá sung thì xem như ok, có thể thả cá vào bể chính hoặc tiếp tục cách ly sau 1 tuần nhập bể chính. 
+ Những ngày tiếp thep không phải thêm thuốc, nhớ thay nước đều, cho ăn đều (đừng no quá).

- Trường hợp thả cá vào dưỡng nhưng trong Ngày 1 hoặc sau đó phát hiện cá bệnh, cá yếu, lờ đờ bỏ ăn nằm đáy thì áp dụng phương pháp (3), - chờ nhé, giờ trình bày phương pháp (2) trước đã.

2) - Dành cho cá "YẾU và BỆNH" - tức là theo cảm quan ta thấy con cá mua về đang yếu hoặc có dấu hiệu bệnh thì áp dụng phương pháp (2) này:

- Tỷ lệ Bensol như (1) + 1 viên Tetra/ 15 lít nước
- Bắt buộc phải có sủi
- PHẢI THAY NƯỚC HÀNG NGÀY, từ 50 đến 90% nước cũ, thay nước xong thì cho thuốc như đã nói (bensol + tetra). 
- Nếu cá khỏe và ăn uống tốt bơi lội tung tăng thì ta giảm dần thuốc, thay nước đều đặn, sau 7 ngày nhập bể chính.
- Nếu cá yếu dần hoặc phát bệnh ta bỏ qua các bước để áp dụng bài (3) dưới đây.

3) - Nếu thấy cá có biểu hiện bệnh khi đang áp dụng (1) hoặc (2) hoặc mua về thấy cá bệnh ngay thì ta theo phương án (3):

+ Hòa thuốc tím vào 1 cái chậu khác tối thiểu 5 đến 10 lít nước, làm sao cá bơi lội được mà không thiếu ô xy. Pha thuốc tím thành dung dịch đậm đặc sau đó nhỏ từ từ vào chậu này khuấy đều sao cho nước có màu như nước chè xanh là được.
+ Bắt cá bệnh ra ngâm vào đó từ 30 đến 60 phút (tùy thể trạng cá), nhớ sủi khí.+ Sau khi ngâm tím xong thì chuyển cá về bể dưỡng được chuẩn bị như phương án (2)
+ Tiếp tục phác đồ như thế cho đến khi cá khỏe hơn thì thôi thuốc tím mà duy trì như phương án (2).

Chú ý khi dùng sử dụng thuốc tím: Có một số luồng quan điểm sử dụng thuốc tím xanhmetylen sẽ gây suy thận cho cá. Cá nhân tôi lâu rồi tôi không dùng Xanhmetylen nữa.
4) - Mục (3) là cách điều trị chung chung, áp dụng cho cá mới về mà chưa bắt được bệnh. Nếu cá mới về nhiễm những bệnh rõ ràng như: Nấm mang, tiêu hóa, bong bóng, thối vây, thối đuôi, nấm mủ đầu, nấm trắng... thì ta nhờ bác Gu gồ chỉ luôn cách điều trị những loại bệnh này nhé, nhưng cách (2) và (3) cũng hiệu quả đối với một số bệnh như vừa liệt kê.

5) - Nói thêm về sủi khí và máy lọc: Cái này tùy điều kiện thực tế từng nhà nhưng tôi khẳng định luôn: dưỡng cá hay chữa bệnh cho cá mà có sủi khí và máy lọc ở bể bệnh viện là điều lý tưởng nhất. Đừng lo máy lọc mất thuốc vì ta bổ sung thuốc hàng ngày mà. Ngược lại máy lọc giúp lọc được phân cá và nhớt cá (cá bệnh cực nhiều nhớt) nên cá nhanh phục hồi hơn.
  
Các bước trên đây cốt chỉ để cá mới thích nghi tốt hơn, khỏe hơn và đặc biệt không lây bệnh  cho cả bể (đặc biệt là cá mua ở cửa hàng hoặc chợ)
Chú ý nhiệt độ nước trước khi thả vào bể chính, Hãy cho nhiệt độ dần cân bằng để cá không bị sốc nước. NẾU LƯỜI QUÁ, CẢM THẤY CÁC BƯỚC TRÊN QUÁ PHỨC TẠP, ÍT NHẤT HÃY ĐỂ NGUYÊN CẢ TÚI CÁ VÀO BỂ CHÍNH ĐỂ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ ĐỘT NGỘT.