Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Để cá khỏe mạnh - sống lâu

Việc này ai cũng muốn nếu còn muốn nuôi cá. Vấn đề này cũng là một phần để giúp anh em không phải trả giá bằng những con cá yêu quý của mình. hạn chế rủi ro và tổn thất.

Dù bạn có tin hay không thì một chú cá vàng có thể sống từ 10-25 năm hay thậm chí lâu hơn nếu nó được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc thông thường, tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài khoảng 6 năm. Sách kỉ lục Guinness thế giới ghi nhận một chú cá vàng tên Tish đã sống thêm 43 năm sau khi giành chiến thắng ở 1 hội chợ tại Anh năm 1956! Bạn cũng có thể giúp những người bạn lắm vảy của mình sống đến thời kì vàng son như vậy. Người ta thường quên rằng stress và việc vệ sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến cá, ngược lại nếu có thể hiểu rõ 2 vấn đề này, cũng có thể kéo dài tuổi thọ của cá rất nhiều. Những thay đổi nhỏ như việc thay nước từng chút một có thể giúp cá sống lâu hơn nhiều.

Hãy chú ý các vấn đề sau:

1. Chuẩn bị cho chúng bể càng lớn càng tốt.
Đừng sử dụng bể tròn. Một chú cá vàng loại fancy cần ít nhất 75 lít nước để sống thoải mái (cần thêm 37 lít cho mỗi chú cá thêm vào). Chọn bể có mặt thoáng lớn để tăng khả năng tiếp xúc của oxi với bề mặt nước (bể rộng sẽ tốt hơn bể cao).

2. Thiết kế bể trước khi thả cá:
Cá Cảnh

Đôi khi phải cần đến 2 tuần trở lên cho công tác chuẩn bị này. Việc hình thành chủng vi khuẩn có lợi trong bể để phân hủy chất thải của cá là cực kì cần thiết. Để làm được điều này, hãy thực hiện “chu trình không cá”. Sau khi hoàn tất, bể cá của bạn sẽ rất nhiều vi khuẩn làm nhiệm vụ phân hủy chất thải từ cá. Ngược lại, nếu bạn không chuẩn bị điều này, bể cá dễ bị đầu độc bởi ammoniac và cá sẽ chết.

3. Cung cấp điều kiện vận động và giải trí cho cá:
Trang trí bể với sỏi, lũa (gỗ trôi dạt), cây thủy sinh, v.v… Hãy đảm bảo chúng không tiềm ẩn nguy cơ cho cá (các chủng vi khuẩn có hại có thể phát triển bên trong) cũng như không có những gờ/mép sắc nhọn (có thể làm rách vây cá). Chuẩn bị những vùng khác nhau trong bể, như khoảng trống lý tưởng cho cá bơi cũng như chỗ núp. Bạn cũng có thể huấn luyện cho cá bằng nhiều cách. Nếu bạn cho chúng ăn vào khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, chúng sẽ sớm chờ bạn đúng khoảng thời gian đó và quen với sự hiện diện của bạn khi chúng ăn. Không lâu sau, bạn có thể dạy chúng lên ăn trên tay. Bạn cũng có thể dùng vợt vớt cá đã bỏ đi phần lưới để làm cái vòng và dạy cho cá của bạn bơi qua đó.

4. Thêm thiết bị làm tăng lượng oxi hòa tan vào nước:
Cá Cảnh

Một bơm khí nhỏ hay đá bọt có thể là đủ. Hay bạn cũng có thể tận dụng dòng chảy từ “thác nước” mà một số loại lọc cung cấp để khuấy động bề mặt nước.

5. Làm vệ sinh bể ít nhất 2 tuần 1 lần, nhưng càng thường xuyên thì càng tốt bởi lượng chất thải mà cá vàng thải ra:
Cá Cảnh

Hãy cân nhắc đến việc mua một máy lọc, cá vàng thải rất nhiều và dễ làm tăng lượng ammoniac và gốc nitrit rất có hại cho cá. Nếu bạn không sử dụng lọc thì nên làm vệ sinh 2 lần mỗi tuần! Đây là việc rất quan trọng. Bạn phải làm vệ sinh thường xuyên hay không còn phụ thuộc vào kích thước bể, số lượng cá và hiệu quả hệ thống lọc nước. Cây thủy sinh cũng rất tốt cho việc hấp thụ một phần ammoniac, các gốc nitrit và nitrat.

Kiểm tra thường xuyên nồng độ ammoniac và nitrit (chúng cần phải luôn ở mức 0). Một bộ kiểm tra pH cho nước cũng rất cần thiết để đảm bảo nước không quá kiềm hay quá chua. Bạn sẽ dễ dàng mua được ở tiệm bán cá. Đừng cố gắng điều chỉnh nước trong bể trừ phi nó có thong số khác quá xa so với nước môi trường tự nhiên. Cá vàng có thể tồn tại trong khoảng pH rộng và những chất hóa học thay đổi độ pH cũng không phải là giải pháp duy nhất mà người nuôi cá có thể chọn, còn nhiều cách khác phổ biến hơn. Tầm pH từ 6.5-8.25 là ổn. Rất nhiều hệ thống cấp nước đẩy độ pH lên khoảng 7.5 và cá vàng sống rất thoải mái ở tầm pH này.

Đừng đem cá ra khỏi bể khi thay nước. Việc hút phân cá khỏi bề mặt sỏi có thể được thực hiện bằng ống hút/bơm khi cá còn trong bể. Thay đổi một phần nước định kì tốt hơn nhiều việc thay đổi toàn bộ nước (có thể làm cá stress). Nếu buộc phải đưa cá ra, hãy dùng 1 thau nhựa thay vì dùng vợt vớt, cá có thể tự làm tổn thương vây/vảy của chúng khi giãy giụa. Điều này cũng khiến cá bị stress! Nếu chỉ có thể dùng vợt để vớt, hãy làm ướt nó trước khi sử dụng. Vợt khô dễ gây tổn thương hơn là vợt ướt. Khi dùng thau nhựa cũng cần lưu ý để cá của bạn tự bơi vào.

6. Cho phép nhiệt độ của nước thay đổi khi chuyển mùa:
Cá Cảnh

Mặc dù cá vàng không thích nhiệt độ cao hơn 24oC, chúng lại có vẻ chịu khi nhiệt độ hạ xuống tầm 15-20oC vào mùa đông. Cá vàng fancy là ngoại lệ, chúng không dễ dàng thích nghi nếu nhiệt độ xuống dưới 16oC. Cần lưu ý cá sẽ không ăn khi nhiệt độ dưới 10-14oC.

7. Cho cá ăn hai lần mỗi ngày với thức ăn dành riêng cho chúng:
Cá Cảnh

Nếu bạn muốn cho chúng ăn nhiều cữ hơn, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra để tránh việc cho chúng ăn quá nhiều. Chỉ cho ăn đủ lượng thức ăn chúng có thể ăn trong vài phút và vớt thức ăn thừa ra ngay. Nếu sử dụng thức ăn nổi, hãy làm ướt vài giây trước khi cho ăn để nó dễ dàng chìm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng không khí mà cá nuốt lấy trong khi ăn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về bong bóng.

Một số mẹo nhỏ:

  • Hãy đảm bảo cá khỏe mạnh khi bạn mua chúng. Nếu có bất kì con cá nào trong bể bạn lựa có dấu hiệu bị bệnh (đốm trắng, đốm đỏ/lở loét, xù vảy/phù nề) thì tốt nhất đừng mua cá trong bể đó. Quay lại cửa hàng đó sau 1 tuần và mua về những con cá khỏe mạnh thay vì mang về một con cá mà bạn phải đánh thuốc đặc biệt hay thậm chí chết khi bạn chăm sóc. Cá mới cùng cần được nuôi cách ly một thời gian để tránh lây lan ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm.
  • Cá vàng thân dẹp và một số loại thân hình trứng có thể lớn trên 12 inches (30.5cm) nếu được nuôi trong bể hay hồ đủ rộng! Tuy nhiên, trái với những gì đa số chúng ta nghĩ, cá vàng không thể giữ nguyên kích thước khi ở trong bể của chúng. Đừng mua bể quá nhỏ và nghĩ rằng con cá của bạn sẽ ngừng phát triển, điều này sẽ rút ngắn tuổi thọ của cá và gây stress.
  • Cẩn thận khi vận chuyển cá. Stress có thể rút ngắn tuổi thọ của chúng.
  • Nếu bạn có nuôi mèo thì KHÔNG để hở mặt bể.
  • Đừng chiếu sáng bể nhiều hơn vài tiếng mỗi lần, nó sẽ khiến nhiệt độ của nước quá nóng và làm tảo phát triển. Dù bạn có trồng cây thật thì 8 tiếng mỗi ngày là đủ cho việc chiếu sáng. Lưu ý khi bật/tắt đèn bể, bật/tắt đèn phòng trước để tránh làm cá shock. Chúng không có da mí mắt nên đột ngột thay đổi ánh sáng có thể làm chúng hoảng sợ.
  • Theo dõi các thông số nước bể thường xuyên. Quan tâm đến nhiệt độ nước. Kiểm tra nồng độ nitrat, nitrit và ammoniac. Kiểm tra pH của nước, độ cứng và độ kiềm. Hãy nghiên cứu thêm về chúng.
  • Đảm bảo dọn thức ăn thừa hay phân cá khỏi lớp sỏi nền thường xuyên.
  • Chú ý đến vị trí đặt bể cá. Đừng để gần lò sưởi hay các thiệt bị điện khác, cũng đừng đặt gần cửa chính hay cửa sổ. Làm như vậy sẽ dễ làm thay đổi đột ngột nhiệt độ bể. Cũng đừng đặt đâu đó bị ánh sáng mặt trời chiếu vào suốt ngày, điều này khiến bể có thể rất nóng và tảo sẽ phát triển.
  • Đảm bảo không có vật sắc nhọn trong bể để cá không bị rách vây hay tróc vảy.
  • Cho cá ăn nhiều quá cũng không tốt, chỉ cho chúng ăn lượng thức ăn chúng kịp ăn hết trong 2 phút. Cũng đừng cho tất cả thức ăn vào một lần duy nhất, cho từng chút một và để cá có thời gian để ăn. Bạn sẽ không muốn có bất kì thức ăn thừa nào chìm vào lớp sỏi nền (thức ăn chìm hay một số loại thức ăn nổi mà mau chìm nên lưu ý).
  • Nếu máy sục oxi của bạn quá công suất so với kích thước của bể, gắn vào đầu thổi 1 cái kẹp hay các van phổ biến có mặt trên thị trường để làm giảm lượng bong bóng.
  • Khi sử dụng cỏ/bèo ở gần bể để làm môi trường sống của cá tự nhiên hơn, hãy làm sạch nó trước để đảm bảo chúng không phát tán ký sinh trùng cho cá.
  • Khi chữa cho cá bệnh, không nhất thiết phải đưa chúng vào bể riêng.
  • Không bao giờ sử dụng bể dung tích dưới 50 lít trừ phi là để tạm (vdu trong 1 tuần). Bể nhỏ hơn sẽ khiến cá không thoải mái, choáng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, điều này cũng là tàn nhẫn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét