http://aquahanoi.com/tin-tuc/tin-tuc-nuoc-ngot/huong-dan-nhan-biet-reu-hai-va-xu-ly-reu-trong-be-thuy-sinh
http://aquahanoi.com/tin-tuc/tin-tuc-nuoc-ngot/huong-dan-nhan-biet-reu-hai-va-xu-ly-reu-trong-be-thuy-sinh
Các loài rêu hại điển hình trong hồ cá thủy sinh:
1. Rêu tóc, rêu chỉ - Hair/Thread Algae
2. Tảo nước xanh - Green Water (Euglaena)
3. Rêu đốm xanh -Green Spot (Choleochaete orbicularis)
4. Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)
5. Rêu chùm – Cladophora
6. Rêu xoăn – Fuzz Algae
7. Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)
8. Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)
9. Rêu chùm đen – Black Brush/Beard (Rhodophyta)
10. Rêu sừng hưu – Staghorn (Compsopogon sp.)
điều trị:
1 xử lý bằng tay: dùng thẻ nhựa ( thẻ sim), mút mềm, dụng cụ cọ rêu nam châm, bàn xoa kẹp mút cho bể rộng ( sử dụng bàn xoa để kẹp giấy giáp tường).
2. thay nước thường xuyên
3. Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly…
4. Xử lý bằng cá tỳ bà bướm, trường giang hổ.
5. Nuôi ốc táo đỏ, ốc Nerita
6. Xử dụng tép mồi, Tép RC, Tép Amano, ( không thích hợp lắm với bể các vàng)
7. Điều chỉnh lượng ánh sáng , thời gian chiếu sáng, tránh để nắng chiếu trực tiếp.
Tắt đèn, chùm mềnh hồ trong 5 ngày, Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh (phương pháp này không tốt cho da người)
8. Thiết bị loc:
Lọc vi sinh: hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.
Lọc bông: tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015
Rêu trong bể cá cảnh và cách xử lý
Một trong những vấn đề lo lắng của người nuôi và chơi cá cảnh là rêu trong bể cá. Sau đây là một số mẹo nhỏ để giảm bớt stress vì rêu:
Các loại rêu
Rêu nâu: Đây là loại rêu phát triển
trước tiên trong bể cá mới, nó thường mọc trên sỏi và kính. Không như
các loại rêu khác, loại rêu này cần silicat để mọc, tăng mức độ ánh sáng
rêu nâu có thể loại bỏ dễ dàng khỏi bể kính. Nhiều loài cá không thích
ăn loài rêu nay.
Rêu xanh: là một loại rêu thông thường
nhất, rêu xanh là 1 chỉ điểm tốt cho bể cá chất lượng tốt. Giảm lượng
ánh sáng và giảm nguồn nitrat có thể kiểm soát được loại rêu này, nếu
quá nhiều ánh sáng hoặc có nắng chiếuu vào rêu sẽ bùng phát và làm cho
nước xanh luôn.
Rêu đỏ: (rêu bụi đỏ) thường mọc trong bể
nuôi Ali Châu phi, pH cao và độ cứng cao, muốn loại bỏ loại rêu này
phải nạo bỏ hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tẩy nhẹ, và phương pháp cuối
cùng có thể dùng sunphat đồng để diệt.
Rêu nhớt / rêu xanh lục lam: Rất nguy
hiểm cho cây, do chất lượng nước quá kém, mức photphat và nitrat quá
cao. Phải thay nước thường xuyên để loại bỏ rêu này, nếu chất lượng nước
quá bẩn loại rêu này lại xuất hiện.
Rêu tóc (rêu sợi): Loại rêu này xanh
tươi và có thể dài 2-3cm, có một vài loài cá thích ăn rêu này, nếu để
mặc rêu này phát triển, nó sẽ mọc thành bụi và khi bóc bỏ nó sẽ mọc lại
nhanh chóng.
Rêu trong bể cá là một trong những vấn đề lo lắng của người chơi cá cảnh |
Nguyên nhân sinh rêu
Ánh sáng: Một trong những nguyên nhân
chính làm bùng phát là kéo dài thời gian chiếu sáng, với thời gian chiếu
sáng 16 tiếng mỗi ngày đã dẫn đến hậu quả là nước không thể nào trong
được, phải tránh ánh sáng ánh nắng trực tiếp vào bể. Ánh nắng không
những làm cho bể của bạn trở nên xanh rêu mà còn làm tăng nhiệt độ ảnh
hưởng tới cá.
Nitrogen: Cây cần nitrogen để lớn,
nitrogen trong bể đến từ mang cá nhưng phần lớn đều từ phân cá. Nuôi quá
nhiều cá hoặc cho cá ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng nitrat có thể
đảm bảo lượng nitrat đứng thấp dưới 25ppm.
Photphat: Có thể là một nguyên nhân gây
rêu mọc nhanh ở bể nuôi cá ăn mồi là do yêu cầu của các loài cá này, ví
dụ như loại cá đòi hỏi nước cứng. Hơn nữa thức ăn cho cá đều gia thêm
photphat, do vậy bạn phải hạ thấp mức photphat trong bể chuyên nuôi các
loại cá châu Phi.
Các biện pháp kiểm soát rêu
Thay nước đều đặn: Không những giảm
những chất dinh dưỡng thừa có lợi cho rêu, còn làm cho cá có nước sạch,
bảo đảm sức khỏe tốt.
Giảm ánh sáng: Nếu bể có rêu mọc giảm cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng, tránh để nắng chiếu trực tiếp vào.
Xem lại chất lượng nước sử dụng: Phải
đảm bảo nước dùng cho bể có photphat và nitrat dưới giới hạn – hai chất
này làm rêu mọc nhanh.
Rong phải khỏe: Ngoài việc thay nước
thường xuyên, cây rong phải sống tốt. hút hết chất dinh dưỡng mà rêu
cần, do đó cũng giảm được lượng rêu phát triển.
Giảm thức ăn: Do quá thừa thức ăn sẽ đưa đến nồng độ nitrat cao làm rêu phát triển.
Thả cá ăn rêu: Có rất nhiều loài cá ăn
rêu, có thể thỉnh thoảng thả thêm loài tỳ bà mũi có nhiều tua thêm vào
bể cá ăn mồi, trong một vài đêm 1 con tỳ bà loại này có thể ăn hết được
rêu.
Con tỳ bà loại này có thể ăn hết được rêu trong một vài đêm |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)